Tổng giám đốc Pfizer được vinh danh là CEO của năm
Đại dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt, nhưng ở một khía cạnh nào đó, cuộc sống con người đang dần trở lại bình thường. Một phần lý do giúp cuộc sống quay trở lại bình thường chính là nhờ sự xuất hiện của các loại vắc xin, bao gồm Pfizer.
Đó là lý do chính giúp CEO hãng dược này, ông Albert Borula được vinh danh là CEO của năm, theo CNN Business. Ông Borula đã vượt qua một số CEO nổi tiếng khác như Sundar Pichai (Google), David Solomon (Goldman Sachs) và tất nhiên cả Elon Musk (Tesla), người được tạp chí Time và Financial Times vinh danh là nhân vật của năm.
"Pfizer đã làm được nhiều điều cho nhân loại và chúng tôi tự hào về điều đó. Việc cứu giúp được rất nhiều người cũng giúp tăng mức độ uy tín của công ty", CEO Albert Borula phát biểu.
Hy vọng thuốc viên điều trị COVID dạng nén
Pfizer không phải là công ty duy nhất phát triển vắc xin phòng ngừa COVID-19. Vắc xin Pfizer / BioNTech lần đầu tiên được chấp thuận ở Mỹ cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Dù vậy, nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ hơn hiện vẫn chờ tin tức về thời điểm một loại vắc xin khác có thể được chấp thuận.
Ông Borula hiểu tâm lý của các bận cha mẹ có con nhỏ. "Chúng tôi đang làm việc rất nghiêm túc về vấn đề đó để đảm bảo rằng chúng tôi có thể mang lại giải pháp tốt nhất cho các bận phụ huynh. C
húng tôi đang xem xét các liều lượng khác nhau, thấp hơn nhiều so với liều lượng đã được sử dụng cho người lớn và trẻ từ 5 tuổi trở lên. Chúng tôi tin rằng nó sẽ an toàn. Điều chúng tôi đang tìm hiểu là liệu những loại vắc xin đó có đủ khả năng bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ hay không", ông nói thêm.
Pfizer vẫn đang đánh giá liệu ba liều vắc xin của mình có hiệu quả đối với trẻ em dưới 5 tuổi hay không sau khi phát hiện ra hai liều lượng dành cho trẻ em không tạo ra khả năng miễn dịch như mong đợi trong khoảng 2 - 5 năm.
Ngoài ra, Pfizer đã phát triển một loại thuốc viên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong cho những người không may nhiễm COVID-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông báo sau cuộc phỏng vấn với Bourla rằng họ đã chấp thuận phương pháp điều trị này của Pfizer. Tuy nhiên, ông Borula cũng nhấn mạnh rằng viên thuốc dạng nén này không dùng để thay thế vắc xin.
Sẵn sàng tung ra vắc xin đặc hiệu Omicron nếu cần
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron trong thời điểm cuối năm 2021 gây ra lo ngại về hiệu quả của vắc xin. Dù vậy, ông Bourla tin rằng vắc xin của Pfizer và BioNTech có khả năng kiểm soát Omicron "khá tốt", đặc biệt nếu một người đã tiêm đủ hai liều.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng có thể Pfizer sẽ cần tung ra một loại vắc xin mới dành riêng cho biến chủng Omicron hoặc bất kỳ biến thể nào khác trong tương lai. Bên cạnh đó, ông khẳng định kể cả khi Pfizer cần sản xuất các mũi tiêm đặc hiệu Omicron, điều đó cũng không làm chậm quá trình sản xuất vắc xin hiện có.
"Chúng tôi hướng tới công suất sản xuất vắc xin đạt khoảng 4 tỷ liều/năm. Nếu chúng tôi phải chuyển đổi giữa hai loại vắc xin cũ và mới, chúng tôi vẫn sẽ hướng đến mục tiêu này", CEO Pfizer khẳng định.
Ông Bourla cũng thừa nhận rằng có nhiều người hoài nghi đặt câu hỏi liệu Pfizer có đang cố gắng kiếm lợi nhuận từ việc sản xuất vắc xin hay không. Trong báo cáo kết quả kinh doanh tháng 11, Pfizer ghi nhận doanh thu 13 tỷ USD từ việc bán vắc xin trong quý III, dự kiến đạt tổng doanh thu 36 tỷ USD từ việc bán vắc xin trong cả năm.
Hiện Pfizer áp dụng mức phí thấp hơn đối với những nước nghèo và đang phát triển. Tuy nhiên, chi phí không phải thách thức duy nhất. Ông Borula cho biết một số quốc gia, chẳng hạn như những quốc gia ở những vùng xa xôi thuộc châu Phi đang thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản.
Lãnh đạo Pfizer hy vọng Tổ chức Y tế Thế giới cùng Liên minh vắc xin công tư Gavi có thể giúp giải quyết một số vấn đề này. Đồng thời, công ty đang xem xét việc phân phối bằng máy bay không người lái nhiều hơn để đảm bảo rằng mọi người nhận được vắc xin nhanh hơn.
Không ngủ quên trên đỉnh vinh quang
Pfizer và Bourla không nghỉ ngơi trên đỉnh vinh quang. Công ty đi đầu trong việc phát triển nhiều loại thuốc đầy hứa hẹn khác như thuốc làm loãng máu Eliquis, thuốc điều trị ung thư vú Ibrance, viên uống trị viêm khớp dạng thấp Xeljanz, dòng vắc xin viêm phổi Prevnar.
Một số sản phẩm bán chạy nhất hiện nay của Pfizer sẽ mất khả năng bảo hộ bằng sáng chế trong vài năm tới. Khi hết hạn, điều đó sẽ mở ra cánh cửa cho các loại thuốc generic rẻ hơn.
Đó là lý do Pfizer công bố kế hoạch cho một thỏa thuận trị giá gần 7 tỷ USD vào đầu tháng 12 để mua Arena Pharmaceuticals (ARNA), một công ty phát triển thuốc điều trị các bệnh viêm miễn dịch. Việc mua lại diễn ra chỉ một tháng sau khi Pfizer hoàn tất thương vụ mua lại nhà sản xuất thuốc điều trị ung thư Trillium Therapeutics trị giá hơn 2 tỷ USD.