|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức nào có nhiều cổ phiếu VIC để bán như vậy?

08:42 | 15/02/2022
Chia sẻ
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng VIC phiên thứ 12 liên tiếp với tổng khối lượng bán ròng đạt 26,9 triệu cổ phiếu, trong đó khối lượng bán ra 31,3 triệu đơn vị và mua vào 4,4 triệu đơn vị.

Quan sát trong những phiên giao dịch gần đây cổ phiêu VIC của Tập đoàn Vingroup luôn là tâm điểm bán ròng của khối ngoại. Thống kê của FiinTrade cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng VIC phiên thứ 12 liên tiếp với tổng khối lượng bán ròng đạt 26,9 triệu cổ phiếu sau khi bán ra 31,3 triệu đơn vị và mua vào 4,4 triệu đơn vị.

Bên có lượng cổ phiếu lớn như vậy để bán mà không cần công bố thông tin hiện nay là KEB Hana Bank (bên nhận ủy thác của Hanwha Vietnam Opportunity Private Fund 1). Do đó, tổ chức bán ròng rã cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup nhiều khả năng là KEB Hana Bank.

Tổ chức nào bán ròng rã VIC trong những phiên gần đây? - Ảnh 1.

Khối lượng dư bán, dư mua và cơ cấu cổ đông của VIC. (Nguồn: FiinTrade).

Tháng 12/2019, Tập đoàn Vingroup đã phát hành 22,64 triệu cổ phiếu phổ thông cho Hanwha Vietnam Opportunity Private Fund 1 để đổi lấy 21,66 triệu cổ phiếu ưu đãi, tỷ lệ chuyển đổi 1,05 và giá chuyển đổi 106.179 đồng/cổ phiếu. Ước tính Vingroup đã thu về 2.400 tỷ đồng từ thương vụ trên. Số cổ phiếu này nếu chưa bán thì được nhận chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 là gần 25%.

Ngày 27/1 vừa qua Vingroup cũng phát hành 8,72 triệu cổ phiếu phổ thông cho Hanwha Vietnam Opportunity Private Fund 1 để đổi lấy 7,42 triệu cổ phiếu ưu đãi, giá chuyển đổi 94.381 đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VIC hôm nay đã có phiên tăng điểm đầu tiên trong 6 phiên. Dù nước ngoài bán ròng mạnh, thanh khoản VIC vẫn tốt và vẫn có dư mua phiên thứ 5 liên tiếp. 

Có thể thấy áp lực bán của NĐT nước ngoài tại cổ phiếu VIC đã hạ nhiệt đáng kể so với phiên trước, dù vậy giá cổ phiếu vẫn chưa thể đạt đến ngưỡng cân bằng cung cầu khi mà lực bán vẫn đang chiếm ưu thế.

Tổ chức nào bán ròng rã VIC trong những phiên gần đây? - Ảnh 3.

Diễn biến giá cổ phiếu VIC trong khoảng 4 tháng trở lại đây. (Nguồn: VNDirect)

Những nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin trên TTCK?

Ngày 16/11/2020, Bộ tài chính ban hành Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.Theo đó, nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin bao gồm:

- Người nội bộ của công ty đại chúng (CTĐC), người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo Khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán và người có liên quan của người nội bộ.

- Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTĐC, nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.

- Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của CTĐC, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

- Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.

- Cổ đông, nhóm người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTĐC;

Nhà đầu tư hoặc nhóm người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai cổ phiếu của CTĐC, chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu; công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư mục tiêu.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.