|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tiến tới một nền tài chính bền vững và hiệu quả

10:57 | 28/01/2020
Chia sẻ
Những năm gần đây, tình hình tài chính, ngân sách của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Vấn đề nợ công, từ chỗ gây nhiều lo lắng đến nay đã nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ khi tỷ lệ nợ công/GDP giảm từ mức 63,7% năm 2016 xuống còn 56,1% hiện nay và dự kiến xuống còn 54,3% năm 2020.

Tỷ trọng vay trong nước cũng tăng từ mức 60,1% lên mức 62,3% trong cùng giai đoạn.

Chuyển biến tích cực khác là kỳ hạn bình quân danh mục trả nợ vốn vay trái phiếu, vay trong nước đã tăng lên 7 năm, trong khi lãi suất bình quân giảm còn khoảng 4,6%, tương đương lãi suất vay ưu đãi nước ngoài kỳ hạn 10 - 15 năm tại thời điểm hiện nay. 

Đây là thành công đáng kể nếu so sánh với thời kỳ 2011 - 2012 khi kỳ hạn vay nợ trung bình chỉ khoảng 3 năm với lãi suất lên đến 12 - 13%. 

Nhờ lãi suất thấp và kỳ hạn vay được kéo dài, nguồn vốn cho đầu tư phát triển cũng được cải thiện, đến nay đạt khoảng 27 - 28% chi NSNN, còn tỷ lệ chi thường xuyên cũng được dự kiến giảm về mức 60,5% tổng chi trong năm 2020.

Với việc Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn đề cao mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chống đô la hoá nền kinh tế, có thể tin tưởng rằng lãi suất huy động vốn cho NSNN sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp, đồng thời kỳ hạn vay nợ đối với TPCP sẽ tiếp tục được kéo dài hơn. 

Mặc dù vậy, để được coi là một nền tài chính công bền vững và hiệu quả, Việt Nam vẫn còn một số việc phải làm.

Trước tiên là phải cơ cấu lại nguồn thu theo hướng bền vững hơn. Hiện nay, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp thường không đạt dự toán. 

Việc tăng thu so với dự toán chủ yếu đến từ các khoản thu một lần, không có tính bền vững như thu cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, thu tiền sử dụng đất, bán tài sản. 

Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận cũng ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ vốn và phát triển của doanh nghiệp sau này nên cũng không thể coi là bền vững.

Để nguồn thu có tính bền vững hơn, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, về lâu dài, Việt Nam cần ban hành thêm một số loại thuế, chẳng hạn như thuế tài sản. 

Cắt giảm các diện ưu đãi thuế hay mở rộng diện thu thuế, chẳng hạn như đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là hướng cải cách nhằm tăng thêm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách nhà nước. 

Nâng cao thuế suất thuế tài nguyên, môi trường cũng là giải pháp không chỉ giúp tăng thu, mà còn giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Cắt giảm các diện ưu đãi thuế hay mở rộng diện thu thuế, chẳng hạn như đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là hướng cải cách nhằm tăng thêm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách. 

Nâng cao thuế suất thuế tài nguyên, môi trường cũng là giải pháp không chỉ giúp tăng thu, mà còn giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Bên cạnh việc điều chỉnh nguồn thu, cơ cấu chi cũng cần tiếp tục được thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên và chi trả nợ xuống còn 50% và 20%, đồng thời tăng tỷ trọng chi cho đầu tư lên 30% như nguyên Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từng đề xuất. 

Đây là cơ cấu chi NSNN có thể đáp ứng được yêu cầu bền vững của ngân sách nhà nước.

Cơ cấu thu/chi quan trọng, nhưng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước cũng cần được quan tâm không kém. Hiện nay, tiền của khu vực công vẫn được phân bổ theo nguyên tắc trung bình chủ nghĩa cho các bộ, ngành, địa phương, mà chưa đề cao nguyên tắc hiệu quả. 

Kết quả là có nhiều dự án đầu tư có tính khả thi thì bị thiếu tiền, trong khi nhiều dự án không khả thi thì lại được phân bổ thừa vốn. 

Đây là một trong những lý do chính khiến tỷ lệ giải ngân đầu tư công những năm gần đây liên tiếp giảm: năm 2017 là 81,8%, năm 2018 là 75,82% và năm 2019 ước tính chỉ đạt được 75% dự toán Quốc hội giao.

Việc chậm giải ngân đầu tư công, về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế khi tạo nên nút thắt về cơ sở hạ tầng. 

Bởi vậy, cần có giải pháp thúc đẩy đầu tư công như tập trung vốn cho các dự án khả thi, cho phép các dự án tốt thực hiện đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó, cần cải cách thủ thục hành chính, tạo thuận lợi cho việc giải ngân đầu tư công, nhất là trong công đoạn giải phóng mặt bằng. 

Tuy nhiên, cũng cần giữ nguyên tắc không đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công bằng mọi giá, bởi nếu các dự án kém chất lượng được hoàn thành thì cũng không đóng góp nhiều cho sự phát triển hạ tầng của đất nước, mà ngược lại gây lãng phí nguồn lực, đồng thời có thể khiến cho nợ công gia tăng.

Tóm lại, nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô tình hình tài chính, ngân sách nhà nước hiện nay đã được cải thiện đáng kể và không còn gây nhiều lo ngại như vài năm trước đây. 

Tuy nhiên, để nền tài chính quốc gia trở nên vững mạnh, hiệu quả hơn, Chính phủ vẫn cần tiếp tục cải cách thuế để có được cơ cấu thu bền vững hơn, tiếp tục giảm tỷ trọng chi thường xuyên thông qua tinh gọn bộ máy hành chính, đồng thời, đổi mới cách thức phân bổ vốn đầu tư công theo hướng đề cao hơn tiêu chí hiệu quả của các dự án thay vì chỉ chú trọng nguyên tắc công bằng giữa các bộ, ngành và địa phương.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.