|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TOP 10 ngân hàng có nhiều tiền gửi khách hàng nhất ba tháng đầu năm 2022

07:38 | 08/05/2022
Chia sẻ
10 ngân hàng có tiền gửi ngân hàng lớn nhất tính đến hết 31/3/2022 bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Sacombank, ACB, MB, SHB, Techcombank, VPBank và HDBank.

 Đồ hoạ: Alex Chu.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quí I/2022, tính đến 31/3, tổng số dư tiền gửi khách hàng của 27 ngân hàng đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2021.

Dẫn đầu bảng là 3 "ông lớn" quốc doanh, trong đó BIDV là ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi nhất hệ thống với gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm 2021. Theo sau là Vietcombank và VietinBank với số dư tiền gửi khách hàng đều trên 1 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng lần lượt là 4,4% và 3,9% so với cuối năm trước.

Chỉ riêng 3 "ông lớn" trên, lượng tiền gửi đã đạt gần 3,8 triệu tỷ đồng, chiếm đến 48% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống.

Ở nhóm ngân hàng tư nhân, Sacombank là ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng lớn nhất với 457.792 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm 2021. Xếp sau là MB và ACB với tiền gửi khách hàng đạt trên 380.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,4% và 1,6%.

Ngoài ra, một số ngân hàng tư nhân khác cũng góp mặt trong top 10 bao gồm SHB (333.639 tỷ đồng), Techcombank (328.914 tỷ đồng), VPBank (274.149 tỷ đồng) và HDBank (201.490 tỷ đồng).

Xét về tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trong ba tháng đầu năm, VPBank là ngân hàng tăng nhanh nhất hệ thống với mức tăng trưởng 13,4%. Theo sau đó là HDBank (9,9%), TPBank (9,3%), Sacombank (7,1%),...

Ở chiều ngược lại, có 7 ngân hàng ghi nhận sụt giảm tiền gửi. Trong đó, LienVietPostBank là ngân hàng có tiền gửi khách hàng giảm mạnh nhất. Số dư tiền gửi khách hàng của ngân hàng tính đến 31/3/2022 là 177.460 tỷ đồng, giảm mạnh 35% so với cuối 2021.

Các ngân hàng còn lại góp mặt trong danh sách giảm là NCB, SeABank, OCB, VietABank, PG Bank và Saigonbank.

Tiền gửi của các ngân hàng tính đến cuối quý I.(Nguồn: Phương Nga tổng hợp). 

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.