|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng: VPBank 'vụt sáng' với lợi nhuận vượt 11.000 tỷ đồng, chiếm ngôi Vietcombank

08:00 | 03/05/2022
Chia sẻ
27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với xu hướng tăng chiếm ưu thế, chỉ có 5 nhà băng có lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ.

Theo thống kê từ 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022, xu hướng tăng chiếm ưu thế với 22 nhà băng công bố lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021.

Trong nhóm tăng trưởng, Eximbank là ngân hàng có mức lợi nhuận tăng mạnh nhất so với cùng kỳ là 278%. Các ngân hàng khác cũng có lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ bao gồm VietABank (219%), VPBank (178%), SHB (94%), SeABank (87%)

Đáng chú ý, trong quý I, VPBank bất ngờ chiếm ngôi "quán quân" lợi nhuận của Vietcombank khi lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ, tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. 

Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà ngân hàng ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95.000 tỷ đồng.

 

 Nguồn: Phương Nga tổng hợp.

 

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022,  Tổng Giám đốc VPbank, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết nếu không kể giao dịch bất thường thông qua hợp đồng bảo hiểm, thu nhập của ngân hàng đạt gần 6.000 tỷ trong đó ngân hàng mẹ đã vượt 5.000 tỷ.

Công ty tài chính FE Credit mặc dù kết quả không quá khả quan tăng trưởng tín dụng đạt 1,6% nhưng nhờ tối ưu hoá, thu nợ,... mức lợi nhuận cũng mang về gần 800 tỷ đồng. 

Trong ba tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần hợp nhất của ngân hàng tăng 8,4% so với cùng kỳ. Thu nhập phí dịch vụ hợp nhất tăng 26,5% so với cùng kỳ. Các thu nhập khác tăng trưởng 9 lần so với cùng kỳ, bao gồm khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.  

Trong khi đó,Vietcombank xếp vị trí thứ hai với lợi nhuận trước thuế đạt 9.950 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Ngân hàng ghi nhận lãi thuần nhiều mảng kinh doanh như dịch vụ, chứng khoán đầu tư, hoạt động kinh doanh khác,... sụt giảm mạnh trong quý I.

Xếp sau đó là nhiều NHTM cổ phần khác như Techcombank (6.785 tỷ đồng), MB (5.908 tỷ đồng), hai ông lớn VietinBank và BIDV lần lượt xếp thứ 5 và 6 trong bảng xếp hạng về lợi nhuận.

Các ngân hàng tư nhân có quy mô nhỏ hơn như ACB, SHB, HDBank, hay VIB đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I trên 2.000 tỷ đồng.

 

 Lợi nhuận quý I/2022 của các ngân hàng. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp). 

Chỉ có 5 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận năm 2021 sụt giảm so với cùng kỳ, trong đó Kienlongbank giảm 82%, OCB (giảm 34%), VietinBank (giảm 28%), Vietbank (9%) và NCB (giảm 6%). 

Kienlongbank cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh do trong quý I năm trước, ngân hàng phát sinh khoản thu nhập đột biến từ việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank theo phương án cơ cấu lại Kienlongbank gắn với xử lý nợ xấu đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.  

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.