Thưởng Tết: Điểm các mức chi 'khủng' qua các năm gần đây
Cân nhắc việc đưa thưởng Tết vào luật | |
Nhân viên ngân hàng được thưởng Tết lớn |
Mức thưởng Tết 2019 sẽ là bao nhiêu? (Ảnh: Hoàng Mạnh) |
Thưởng Tết năm 2018
Thưởng Tết dương lịch: Cao nhất đạt 1,5 tỷ đồng.Trên cơ sở báo cáo của trên 26.800 doanh nghiệp gửi về Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tiền thưởng tết dương lịch có mức thưởng bình quân là 1,1 triệu đồng/người, bằng 91,9% so với năm 2017.
Mức thưởng thấp nhất là 30.000 đồng/người (tại doanh nghiêp dân doanh và doanh nghiệp FDI tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình và Bình Dương), bằng với mức của năm 2017.
Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP HCM là 1,5 tỷ đồng.
Thưởng Tết Nguyên đán: Cao nhất đạt hơn 850 triệu đồng. Mức thưởng bình quân bằng khoảng 1 tháng lương (5,5 triệu đồng/người), tăng 13 % so với năm 2017 (4,8 triệu đồng/người).
Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp dân doanh ở TP HCM là 855,1 triệu đồng.
Mức thưởng Tết thấp nhất là 20 ngàn đồng/người (tại doanh nghiệp dân doanh ở tỉnh Vĩnh Phúc), bằng 40% so với năm 2017 (50.000 đồng/người).
Thưởng Tết năm 2017
Thưởng Tết Nguyên Đán: Mức cao nhất là 1 tỉ đồng. Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH trên 2.000 doanh nghiệp cho thấy, mức thưởng bình quân đạt khoảng 1 tháng lương, khoảng 4.900.000 đồng/tháng, bằng 96 % so với năm 2016.
Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp FDI tại TP HCM là 1 tỉ đồng.
Mức thưởng thấp nhất được thống kê là 50.000 đồng/tháng (tại doanh nghiệp dân doanh ở tỉnh Bến Tre, tại doanh nghiệp FDI ở các tỉnh Thái Bình, Tây Ninh, Hải Dương), cao hơn so với mức năm 2016 là 40.000 đồng/người.
Thưởng tết dương lịch:Mức thưởng bình quân là 1.253.000 đồng/người, tăng 6,2 % so với mức thưởng tết dương lịch năm 2016. Mức thưởng tết dương lịch thấp nhất là 30.000 đồng/người, tại doanh nghiệp FDI tại Thanh Hoá.
Thưởng Tết năm 2016
Tết Nguyên Đán: Mức thưởng cao nhất là trên 620 triệu đồng.Báo cáo cáo của trên 13.100 doanh nghiệp cho thấy, mức thưởng bình quân khoảng 01 tháng lương (khoảng 5,53 triệu đồng/người, tăng 15,7% so với thưởng Tết nguyên đán 2015).
Người có mức thưởng cao nhất là 624 triệu đồng/người (doanh nghiệp FDI ở Hải Dương). Người có mức thưởng thấp nhất là 40.000 đồng/người (doanh nghiệp FDI ở Bình Phước).
Tết dương lịch: Mức cao nhất trên 2 tỉ đồng.Mức thưởng bình quân khoảng 1,18 triệu đồng/người, tăng 1,6% so với năm 2015 (1,16 triệu đồng/người).
Người có mức thưởng cao nhất là 2,02 tỉ đồng/người (doanh nghiệp FDI ở TP HCM). Người có mức thưởng thấp nhất là 24.000 đồng/người (doanh nghiệp FDI ở Thái Bình).
Báo cáo thưởng Tết có bắt buộc? Thưởng Tết có nên quy định “cứng” trong Luật Lao động? Trả lời các câu hỏi trên của PV Dân trí, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, chuyên gia tham gia xây dựng Luật Lao động năm 2012 cho rằng: “Việc quy định “cứng” thưởng Tết trong Luật Lao động sẽ rất khó và phải đánh giá tác động từ nhiều phía”. Đồng thời, Luật Lao động năm 2012 chưa có chế tài buộc doanh nghiệp phải bắt buộc báo cáo tình hình thưởng Tết.
Chia sẻ kinh nghiệm tham gia xây dựng Luật lao động năm 2012, ông Phạm Minh Huân cho biết: “Nhiều doanh nghiệp FDI khi đó cho rằng, điều quan trọng là tiền lương tháng của người lao động phải được trả theo đúng quy định. Phần còn lại sau khi tính toán còn phải dành cho các nhà đầu tư, cổ đông đóng góp vốn vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp”. Do đó, khi xây dựng dự án Luật Lao động năm 2012, bộ phận soạn thảo đã điều chỉnh mang tính thực tiễn và linh hoạt hơn khi quy định về tiền thưởng: “Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động…”. Điều này cho thấy, quan điểm về tiền thưởng mang nặng tính khuyến khích, được hình thành từ thỏa thuận giữa hai bên. Ông Phạm Minh Huân cũng cho rằng: “Những doanh nghiệp làm việc nghiêm túc sẽ không dại dột chi trả và đãi ngộ cho người lao động ở mức thấp trong điều kiện sản xuất - kinh doanh có kết quả tốt”. Hoàng Mạnh ghi |
Xem thêm |