|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương nhân Philippines muốn nhập khẩu 750.150 tấn gạo

12:19 | 10/10/2016
Chia sẻ
Hơn 100 thương nhân tại Philippines đã nộp đơn xin phép nhập khẩu 750.150 tấn gạo, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam.

Theo đó, thương nhân Philippines dự kiến nhập khẩu 326.325 tấn gạo từ Thái Lan và 280.375 tấn từ Việt Nam, theo danh sách của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA).

Con số này thấp hơn so với mức tối đa 805.200 tấn gạo mà lĩnh vực tư nhân được phép nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch đặc biệt quốc gia theo hiệp ước 2014 giữa Philippines và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Các thương nhân có thể tiếp tục nộp đơn xin cấp phép nhập khẩu, nhưng toàn bộ các lô hàng phải được giao muộn nhất vào ngày 28/2/2017.

Yêu cầu nhập khẩu gạo của Philippines đang được các thương nhân, nhất là tại Thái Lan và Việt Nam, theo dõi sát sao - trong bối cảnh nguồn cung tăng trong khi nhu cầu vẫn ảm đạm.

Theo hướng dẫn nhập khẩu gạo của NFA, mỗi thương nhân nước này chỉ có thể nhập khẩu 293.100 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam.

Các thương nhân - đã nộp đơn - cũng tìm cách nhập khẩu 143.450 tấn gạo từ Pakistan, gần gấp 3 khối lượng tối đa 50.000 tấn tấn mà NFA cho phép. Mỗi thương nhân cũng có thể mua 50.000 tấn gạo từ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, 15.000 tấn gạo từ Australia, 40.000 tấn từ El Sanvaldor và 50.000 tấn từ các nước khác. Tuy nhiên, hiện theo danh sách củ NFA, không có thương nhân nào nộp đơn nhập khẩu gạo từ các nước này.

Philippines - một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới - đang áp dụng các biện pháp hạn chế khối lượng nhập khẩu gạo kể từ năm 1995 khi nước này gia nhập WTO nhằm bảo vệ nông dân trong nước.

Thỏa thuận năm 2014 với WTO - hết hạn vào năm tới - trao cho các công ty tư nhân quy chế tiếp cận thị trường tối thiểu trong nhập khẩu gạo với thuế suất 35%.

Mạnh Đức

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.