|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thương hiệu lớn 'phớt lờ' World Cup, Trung Quốc chiếm hơn 1/3 nhà tài trợ quảng cáo

21:39 | 17/06/2018
Chia sẻ
World Cup 2018 dường như không được lòng nhiều nhãn hàng lớn, trong khi đó, các thương hiệu Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh phủ sóng toàn cầu khi tài trợ FIFA hơn 1/3 tổng chi phí cho giải đấu. 
thuong hieu lon phot lo world cup trung quoc chiem hon 13 nha tai tro quang cao World Cup khai mạc, cầm đồ, tín dụng lên ngôi
thuong hieu lon phot lo world cup trung quoc chiem hon 13 nha tai tro quang cao World Cup không còn là mỏ vàng với các nhà tài trợ

World Cup 2018 là một cơ hội thực sự để các ông lớn đua nhau đổ tiền vào đầu tư, tài trợ nhằm quảng bá thương hiệu cũng như thu được món lợi nhuận khổng lồ sau mỗi giải đấu.

Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu là gương mặt tài trợ cho World Cup 2018, trong đó có thể kể đến như McDonald's (MCD) , Visa (V) , Coca-Cola (CCE) và Budweiser (BUD). Bên cạnh đó cũng có những logo mới, ít quen thuộc hơn đến từ các công ty Trung Quốc: Tập đoàn bất động sản Wanda, nhà sản xuất điện tử Hisense, nhà sản xuất điện thoại thông minh Vivo và Mengniu Dairy.

Theo hãng lập kế hoạch truyền thông Zenith, các thương hiệu Trung Quốc chiếm hơn một 1/3 trong số 2,4 tỷ USD ước tính được chi tiêu vào quảng cáo hàng năm mỗi khi có World Cup.

thuong hieu lon phot lo world cup trung quoc chiem hon 13 nha tai tro quang cao
Hãng điện thoại Trung Quốc Vivo là một trong những nhà tài trợ chính World Cup 2018.

Simon Chadwick, một chuyên gia marketing trong lĩnh vực thể thao tại Đại học Salford cho biết: “Mặc dù đây là một tin vui đối với những khách hàng là người Trung Quốc nhưng đây sẽ không phải là những gì mà người châu Âu mong đợi được nhìn thấy trong một sự kiện thể thao lớn.

Sự thay đổi của các thương hiệu phản ánh xu hướng chính diễn ra kể từ mùa World Cup gần đây nhất. Có rất nhiều nhà tài trợ quyết định từ bỏ sau vụ bê bối tham nhũng năm 2015 liên quan đến các quan chức hàng đầu FIFA. Bên cạnh đó, các nhãn hiệu này cũng lo lắng nếu xảy ra mối quan hệ mật thiết với Nga, quốc gia bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ và vẫn đang bị trừng phạt vì hành vi xâm nhập và sát nhập Crimea vào năm 2014.

Tuần này, công ty nghiên cứu thị trường Nielsen ước tính rằng, FIFA thu về khoảng 1,6 tỷ USD trong chu kỳ tài trợ bốn năm, giảm 11% so với mùa World Cup trước được tổ chức tại Brazil.

"World Cup dường như không còn nhận được sự quan tâm của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới", Patrick McNally, nhà tư vấn hỗ trợ tạo ra mô hình tài trợ của FIFA trong những năm 1970 cho biết.

"Các công ty hàng đầu không cạnh tranh nhau để được tài trợ như họ đã từng làm. Họ không thể thu hút bất kỳ tên tuổi lớn nào".

Các chuyên gia và nhà quản lý thương hiệu cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do những lùm xùm liên quan đến nước chủ nhà.

“Nga là một vấn đề lớn, rất lớn đối với nhiều nhà tài trợ và đối tác thương mại", Chadwick, người đã lên danh sách các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến Nga, bao gồm cộng đồng người đồng tính, doping thể thao, sáp nhập Crimea và đầu độc cựu điệp viên Skripal cho biết.

Hãng thông tấn CNN đã tìm cách phỏng vấn bốn nhà tài trợ phương Tây, bao gồm Visa, McDonald's, Budweiser và Coca-Cola để hỏi rằng, liệu họ có dự định hạ thấp Nga trong các chiến dịch quảng cáo của mình hay không.

Chia sẻ về lý do tài trợ cho World Cup 2018, Budweiser cho biết: "Quyết định tài trợ của chúng tôi không xuất phát từ bất kỳ chính sách hay chính phủ nào, mà đây là một phần trong mục tiêu của chúng tôi đó là mang mọi người đến với nhau, cùng trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời".

Trong khi đó, 3 nhà tài trợ còn lại từ chối trả lời vấn đề này.

FIFA đã không ký thêm một hợp đồng mới nào với các nhà tài trợ phương Tây kể từ năm 2011, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng doanh thu.

Các doanh nghiệp phương Tây có thể sẽ tiếp tục tránh xa giải đấu này vào năm 2022 vì những rủi ro liên quan đến nước chủ nhà Qatar khi quốc gia này đang có mối quan hệ ngoại giao căng thẳng với các nước láng giềng vùng Vịnh. Bên cạnh đó, các tổ chức nhân quyền cũng chỉ trích các nhà tổ chức sự kiện vì không đảm bảo điều kiện cho các công nhân xây dựng tại đây.

Xem thêm

Mai Tâm

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.