|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thủ tướng chỉ ra điểm mạnh, hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam

08:24 | 13/02/2019
Chia sẻ
Tại buổi lễ, Thủ tướng khẳng định phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
 
thu tuong chi ra diem manh han che cua thi truong chung khoan viet nam Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đắt hay rẻ?

Sáng 12/2, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh cồng khai trương hoạt động giao dịch chứng khoán đầu Xuân năm 2019. Sự kiện còn có sự tham gia Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo một số bộ, ngành, TP. Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, các thành viên thị trường, các quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư tài chính quốc tế.

thu tuong chi ra diem manh han che cua thi truong chung khoan viet nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HNX

Theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi lễ, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong và ngoài nước cho nền kinh tế. Vốn hóa của thị trường cổ phiếu đã tăng gần 17 lần trong vòng 12 năm qua, từ mức 22,7% GDP năm 2006 lên mức 72% trong năm 2018. Huy động vốn của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp tăng 70% trong năm 2017 và trên 30% trong năm 2018, đạt 86.000 tỷ đồng và đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức huy động vốn qua kênh chứng khoán thành công nhất Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ đã huy động được nguồn vốn kì hạn 20 đến 30 năm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành bệ phóng cho thành công của nhiều doanh nghiệp lớn, hỗ trợ tốt cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quan trọng hơn là cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng tạo ra một cơ cấu thị trường vốn Việt Nam cân đối hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đề cập đến một số hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam để cùng tìm ra các giải pháp phát triển thị trường, như quy mô thị trường còn nhỏ, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tính minh bạch có nhiều cải thiện nhưng còn ở mức chưa cao; nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng chậm niêm yết trên sàn chứng khoán. Các nhà đầu tư chưa thực sự chuyên nghiệp, chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dẫn đến tâm lý đám đông, rủi ro lan truyền còn lớn, khả năng chống chọi với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, năng lực quản lý giám sát còn nhiều bất cập.

Xem thêm

Phan Quân

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.