|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thủ tướng Ấn Độ hứa khủng hoảng tiền mặt giảm trong 50 ngày

16:06 | 28/11/2016
Chia sẻ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa sử dụng kênh phát thanh để hứa với đất nước rằng cuộc khủng hoảng tiền mặt từ kế hoạch loại bỏ các mệnh giá giấy bạc lớn của ông sẽ bớt trong thời gian 50 ngày.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: REUTERS
Khủng hoảng tiền mặt có thể giết chết đợt bùng nổ kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ sẽ làm gì với 23 tỉ tờ bạc vô giá trị?
Ấn Độ xóa sổ tờ 500 và 1.000 rupee để chống tham nhũng

Theo Bloomberg, ông Modi đưa ra tuyên bố như trên hôm 27.11. Trong bài phát biểu phát trên sóng phát thanh, Thủ tướng Ấn Độ cho rằng khó khăn mà người dân vấp phải kể từ khi ông ra lệnh cấm giấy bạc mệnh giá 500 và 1.000 rupee, nhằm kiềm chế tham nhũng, sẽ kết thúc trong thời gian ông đưa ra ban đầu là 50 ngày.

Hôm 8.11, ông Modi rút 86% lượng tiền giấy của Ấn Độ ra khỏi lưu thông, thay thế chúng bằng giấy bạc mới. Chính sách của ông đòi hỏi chủ sở hữu những tờ giấy bạc vừa bị tuyên bố là vô giá trị phải gửi chúng vào ngân hàng. Điều này sẽ giúp hạn chế trốn thuế và giúp Ấn Độ hưởng lợi sớm, Thủ tướng Ấn Độ nói.

Thay đổi khiến người dân gặp khó trong chuyện chi trả cho mọi thứ, từ đám cưới đến đám tang, do các máy rút tiền tự động đang dần cạn tờ bạc mệnh giá nhỏ hơn. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đau đầu vì tình hình trên và nguy cơ lạm phát khi thanh khoản ngân hàng tăng đột biến.

“Khi tôi quyết định và thông báo với các bạn, tôi đã nói rằng đây không phải chuyện bình thường và đây là chuyện rất khó khăn. Tôi cũng dự đoán rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại trong cuộc sống hằng ngày. Tôi đã nói rằng quyết định này quá lớn và sẽ mất 50 ngày để chúng ta giải quyết tác động của nó, sau đó, chúng ta có thể quay về lại trạng thái bình thường”.

Việc một hệ thống ngân hàng chịu ngập trong tiền mặt chưa được dùng có thể khiến chi phí đi vay giảm và dẫn đến lạm phát, đe dọa ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của nền kinh tế 2.000 tỉ USD.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.