|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thời tiết khô hạn làm 'náo loạn' thị trường nông sản Mỹ

15:32 | 12/07/2017
Chia sẻ
Các nhà đầu tư lần đầu tiên trở nên lạc quan hơn về cả ba hợp đồng lúa mì ở Chicago và Minneapolis sau 2 năm. Nhiều quỹ đầu tư cũng mua lại một lượng lớn hợp đồng ngô và đậu nành giao tương lai, sau khi hợp đồng vị thế giá xuống ghi nhận mức cao kỷ lục trên thị trường. 
thoi tiet kho han lam nao loan thi truong ngu coc dau nanh my
Thời tiết khô hạn đang náo loạn thị trường ngũ cốc, đậu nành Mỹ.

Mùa vụ ở Mỹ đang rất nhạy cảm với thời tiết trong năm nay. Điểm điều kiện không tốt như những mùa trước và giảm trong tuần này. Bên cạnh đó, dự báo thời tiết vẫn cho thấy thời tiết khô và nóng ở hầu hết các vùng sản xuất ngô, lùa mì,và đậu nành, dấy lên lo ngại về nguồn cung ở Mỹ.

Số liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) chỉ ra, trong tuần tính đến hết ngày 4/7, các nhà quản lý tiền tệ nắm giữ 53.234 hợp đồng giao tương lai vị thế giá xuống và hợp đồng lựa chọn của ngô, lúa mì mùa đông màu đỏ mềm và cứng, đậu nành, dầu đậu nành và cám được giao dịch ở Chicago; và lúa mì mùa xuân ở Minneapolis.

Đây là lần đánh giá ít bi quan nhất mà các quỹ đầu tư đưa ra trong những tháng gần đây kể từ khi bước vào vùng vị thế giá xuống hồi giữa tháng 3. Họ cũng đang giữ lập trường lạc quan nhất kể từ tháng 5/2014 khi tiến hành đưa ra vị thế cho cả 3 hợp đồng lúa mì.

Theo đó, các nhà quản lý tiền tệ đưa ra đánh giá lạc quan về hợp đồng lúa mì trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) trong tuần tính đến hết ngày 4/7, dẫn đến giảm hợp đồng vị thế giá xuống và tăng hợp đồng vị thế giá lên. Cụ thể, trong tuần trước, số hợp đồng vị thế giá lên và hợp đồng lựa chọn là 18.003, so với 10.158 hợp đồng vị thế giá xuống, quan điểm lạc quan nhất của quỹ đầu tư kể từ ngày 28/7/2015.

Trừ hợp đồng lúa mì trên sàn giao dịch ngũ cốc Minneapolis (MGE), các nhà đầu cơ không tăng hợp đồng vị thế giá lên hay giảm hợp đồng vị thế giá xuống ở tất cả các loại ngũ cốc và hạt có dầu cho đến hết ngày 4/7. Hợp đồng vị thế giá xuống xuất hiện lại trên thị trường lúa mì mùa xuân lần đầu tiên trong 5 tuần, làm số hợp đồng giá lên và hợp đồng lựa chọn giảm từ 15.347 trong tuần tính đến ngày 30/6 xuống 14.017 hợp đồng vào tuần trước.

Các quỹ đầu tư đã bán hợp đồng lúa mì vào cuối tuần trước khi giá giao tương lai giảm trên toàn bộ 3 hợp đồng. Tuy nhiên, hành động này diễn ra mạnh mẽ hơn vào thứ Hai (10/7) vì lo ngại về vấn để thời tiết đối với lúa mì ở Minneapolis, và các nhà đầu cơ tiếp tục mua vào hợp đồng giá lên.

Ngô một lần nữa khiến các nhà đầu cơ 'sợ hãi'

Nhiều nhà đầu cơ đang ồ ạt mua lại các hợp đồng vị thế giá xuống của mình một lần nữa trên CBOT và thị trường lựa chọn vào tuần trước, dù mức độ mua vào chỉ bằng một nửa so với đợt bán ra trong tuần tính đến hết ngày 13/6.

Vụ ngô Mỹ đang phụ phấn trong tháng này, và thời tiết trở thành nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết. Dự báo thời tiết hạn hán kể từ khi trời chuyển ấm, đã thúc đẩy các nhà đầu tư giảm đặt cược vào hợp đồng ngô vị thế giá xuống còn 46.715 vào tuần trước, từ mức 106.119 trong tuần tính đến hết ngày 30/6.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý tiền tệ mua nhiều hợp đồng ngô hơn bao giờ hết kể từ khi dự báo chỉ ra thời tiết sẽ tiết tục hạn hán. Giao dịch mua vào tăng mạnh trong thứ Hai (10/7) vì hợp đồng ngô giao tương lai trên CBOT lên cao nhất 1 năm.

Xu hướng mua vào sẽ tiếp tục vào thứ Ba sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xếp hạng điều kiện tốt hoặc xuất sắc cho mùa vụ trong nước ở mức 65%, giảm 3 điểm % trong tuần.

Thị trường đậu nành

Đậu nành Mỹ chịu tác động bởi lượng mưa tháng 8 nhiều hơn so với tháng 7. Tuy nhiên, việc các nhà đầu cơ quyết định thời tiết hạn hán có thể kéo dài đến tháng sau, đã đủ để bắt đầu từ bỏ quan điểm về giá đậu nành giảm.

Ngoài ra, báo cáo từ USDA vào ngày cuối cùng của tháng 6 cho thấy, sản lượng đậu nành tồn kho của Mỹ thấp hơn dự kiến trong ngày 1/6, cùng với diện tích trồng giảm so với dự báo đã thay đổi thái độ của nhà đầu cơ đối với loại hạt chứa dầu này.

Các nhà quản lý tiền tệ giảm số hợp đồng vị thế giá xuống và hợp đồng lựa chọn của đậu nành trên CBOT từ mức kỷ lục 118.683 trong tuần tính đến ngày 30/4 xuống 70.217 hợp đồng vào tuần trước.

Hợp đồng đậu nành trên CBOT là hợp đồng không phải lúa mì duy nhất được các nhà quản lý tiền tệ giữ quan điểm đặt cược giá lên, khi họ tăng số hợp đồng giao tương lai vị thế giá lên và hợp đồng lựa chọn từ 10.511 của tuần trước lên 19.718 hợp đồng.

Thứ Hai cũng ghi nhận một ngày giao dịch sôi nổi đối với các quỹ đầu tư đậu nành khi hợp đồng đậu nành giao tương lai trên CBOT chạm đỉnh 4 tháng, vì thị trường lo ngại về thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng của mùa vụ.

Bên cạnh đó, USDA cũng hạ xếp hạng điều kiện tốt hoặc xuất sắc của đậu nành xuống 62% tính đến ngày 9/7, giảm 2 điểm % trong tuần.

Lyly Cao