|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

USDA công nhận hệ thống pháp luật quản lý cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ

20:49 | 22/03/2018
Chia sẻ
Cho tới thời điểm này, Cơ quan thẩm quyền Việt Nam đã hoàn tất việc gửi hồ sơ tự đánh giá cho quy trình đánh giá tương đương của FSIS. Đầu tháng 3/2018, USDA cũng đã gửi văn bản bước đầu công nhận hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý cá da trơn của Việt Nam là tương đương với Hoa Kỳ. Dự kiến, trong tháng 3/2018, FSIS sẽ thông báo lịch kiểm tra điều kiện thực địa ở Việt Nam.
usda cong nhan he thong phap luat quan ly ca da tron cua viet nam tuong duong voi hoa ky Hoa Kỳ sắp thanh tra thực tế chương trình kiểm soát cá da trơn Việt Nam
usda cong nhan he thong phap luat quan ly ca da tron cua viet nam tuong duong voi hoa ky Việt Nam khiếu nại lên WTO về chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ
usda cong nhan he thong phap luat quan ly ca da tron cua viet nam tuong duong voi hoa ky

FSIS cũng đã có công bố 3 nước đủ điều kiện tiếp tục duy trì XK cá da trơn sang Hoa Kỳ từ ngày 1/3/2018 bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), ngày 2/3/2018, thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cục đã nhận được công thư của FSIS thông báo về việc hoàn tất quá trình xem xét SRT, đồng thời khẳng định:

Về mặt hồ sơ, hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, FSIS cũng thông báo sẽ tổ chức thanh tra thực tế tại Việt Nam trong thời gian tới để thẩm tra các nội dung liên quan (thời điểm thanh tra sẽ được FSIS thông báo cho NAFIQAD sau).

Ngày 7/3/2018, NAFIQAD cũng đã gửi Công văn số 439/QLCL-CL1 tới các doanh nghiệp chế biến cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ đề nghị các DN tiếp tục tuân thủ đúng các quy định của Hoa Kỳ (được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, quy định trong Quyết định số 3379/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/8/2017) và các thông báo hướng dẫn của NAFIQAD; thông báo kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ để kịp thời xử lý. Đồng thời phối hợp với NAFIQAD lập kế hoạch chuẩn bị và đón tiếp, làm việc với Đoàn thanh tra của FSIS (thời gian và địa điểm thanh tra sẽ được Cục thông báo sau khi thống nhất với FSIS).

Tính đến nửa đầu tháng 2/2018, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 39,2 triệu USD, tăng 50,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 16,5% tổng XK cá tra. Mặc dù giá trị XK sang thị trường Mỹ ngay từ đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng nhiều DN cá tra Việt Nam vẫn còn nhiều lo lắng. Hiện nay, giá nguyên liệu cá tra loại 1 tại ĐBSCL đã tăng lên mức từ 29.500 - 31.500 đồng/kg và không có cá vượt size loại 2. Nhiều DN thiếu nguyên liệu cho chế biến và XK. Do đó, việc tăng tổng giá trị XK sang hầu hết các thị trường XK chưa phải là một dấu hiệu cho biết sự tăng trưởng toàn diện và khả quan trong hoạt động xuất khẩu cá tra đầu năm nay.

Nhìn lại năm 2017, cá tra Việt Nam đã có một năm XK tăng trưởng âm liên tiếp sang thị trường Mỹ. Chỉ trong 2 tháng là tháng 6 và 7/2018, giá trị XK sang thị trường này tăng lần lượt 52,7% và 66,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thời gian trước khi Cục kiểm định an toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thông báo Mỹ sẽ kiểm tra 100% các lô hàng cá bộ Siluriformes từ 2/8 thay vì 1/9 trước kế hoạch đề ra.

Ngay sau đó, trong tháng 8 và 9/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ giảm khoảng một nửa so với cùng kỳ năm trước, lần lượt 54,6% và 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính cả năm 2017, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 344,3 triệu USD, giảm 11,1% so với năm trước.

Cho tới nay, các DN XK cá tra Việt Nam vẫn coi Mỹ và EU là hai thị trường XK truyền thống lớn, chiến lược trong tương lai. Do đó, không chỉ cơ quan thẩm quyền Việt Nam mà cả các DN đang nỗ lực để thực thi chương trình thanh tra cá da trơn Mỹ. Tuy nhiên, dường như rào cản thương mại và kỹ thuật đang được dựng lên tại thị trường này đang khiến các DN XK cá tra Việt Nam rất hoang mang.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, sau mức tăng trưởng dương trong quý I đầu năm 2018, giá trị XK cá tra Việt Nam sang thị trường này dự báo bất ổn trong các quý tiếp theo.

Tạ Hà