Thoái vốn DNNN sinh lời 'khủng', bán 1 đồng thu về gần 9 đồng
Thương vụ thoái vốn Vinaconex của SCIC: Nhìn từ địa chỉ thường trú của nhà đầu tư 'bí ẩn' Nguyễn Văn Đông... |
Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 11/2018, nhà nước đã thoái được 17.826 tỉ đồng, thu về 155.735 đồng.
Cụ thể, trong năm 2016, nhà nước thoái vốn được 3.645 tỉ đồng, thu về 6.839 tỉ đồng. Kết quả của năm 2017 là thoái vốn được 9.046 tỉ đồng, thu về 138.327 tỉ đồng. Trong 11 tháng đầu năm 2018, nhà nước đã thoái được 5.067 tỉ đồng, thu về 10.499 tỉ đồng.
Đáng chú ý, giá trị khoản thoái vốn tại Vinamilk và Sabeco trong hai năm 2016 và 2017 là 130.241,5 tỉ đồng, chiếm 83,6% tổng số tiền thu về từ thoái vốn DNNN sau gần ba năm thực hiện.
Theo đó, trong hai năm 2016 và 2017, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước thực hiện hai đợt bán vốn tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) với tổng giá trị 20.276,5 tỉ đồng. Giá trị sổ sách của hai đợt thoái vốn tại Vinamilk là 989 tỉ đồng.
Trong năm 2017, Bộ Công thương thực hiện thoái 53,59% vốn điều lệ tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) với giá trị sổ sách là 3.436 tỉ đồng. Kết quả, Bộ Công thương thu được 109.965 tỉ đồng.
Thoái vốn tại Vinamilk và Sabeco. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương cũng thực hiện bán cổ phần tại các lĩnh vực khác ngoài kinh doanh chính với kết quả các năm 2016 thoái vốn 1.643 tỉ đồng; thu về 2.341 tỉ đồng; năm 2017 thoái 1.863 tỉ đồng và thu về 3.405 tỉ đồng.
Kết quả bán vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, các quỹ đầu tư) tại các năm 2016 thu về 450 tỉ đồng; năm 2017 là 614 tỉ đồng; 11 tháng đầu năm 2018 thu về 2.794 tỉ đồng.
Theo Quyết định 1232 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017 – 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong đó năm 2017 thoái vốn tại 135 doanh nghiệp, năm 2018 thoái 181 doanh nghiệp, năm 2019 thoái 62 doanh nghiệp, năm 2020 thoái 28 doanh nghiệp.