|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bộ Tài chính: Lộ trình tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đang tỏ ra không hiệu quả

18:14 | 19/11/2018
Chia sẻ
Lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước tính đến thời điểm này của năm 2018 đang được đánh giá là chậm, khả năng không đạt được kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 9/2018, mới có 35/583 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại, chỉ chiếm chiếm tỷ lệ 6%.

Trong 11 tháng đầu năm đã thực hiện cổ phần hóa trên 11/85 doanh nghiệp Nhà nước phải cổ phần hóa trong năm 2018; tổng giá trị 29.634 tỉ đồng, trong đó giá trị Vốn Nhà nước 15.329 tỉ đồng. Tuy nhiên trong số này, chưa có doanh nghiệp nào thuộc danh sách 2018.

Đáng chú ý, hai địa phương đầu tàu là TP Hà Nội và TP HCM đều chưa triển khai được đơn vị nào; nhiệm vụ của Hà Nội trong năm nay là cổ phần hóa 14 doanh nghiệp, còn với TP HCM là 39.

Như vậy đến nay, Nhà nước mới chỉ cổ phần hóa được 26/127 doanh nghiệp theo kế hoạch đến năm 2020 (tương đương 20,5%).

Cũng theo rà soát của Bộ Tài chính, vẫn còn 667 doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trên thị trường chứng khoán, so với cuối năm 2017 là 747 doanh nghiệp.

Về kế hoạch thoái vốn, trong 9 tháng đầu năm Nhà nước thoái được 31/181 doanh nghiệp phải thực hiện, thu về 10.500 tỉ đồng. Nhiều doanh nghiệp lớn chưa hoàn thành như TCT Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công Thương giá trị 7.000 tỉ đồng, TCT Dược Việt Nam thuộc Bộ Y tế giá trị 829 tỉ đồng, Bộ Xây dựng thoái vốn tại 8 doanh nghiệp 2.400 tỉ đồng…

Kế hoạch chuyển giao vốn Nhà nước về SCIC, hiện nay thực hiện được 27/62 doanh nghiệp; 35 doanh nghiệp chưa chuyển giao tổng vốn 10.107 tỉ đồng trên tổng số vốn điều lệ 14.706 tỉ đồng tại 5 Bộ và 8 tỉnh thành.

Nhiều doanh nghiệp chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần, cũng như chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

bo tai chinh lo trinh tang hieu qua doanh nghiep nha nuoc dang to ra khong hieu qua
Họp báo Bộ Tài chính (19/11)

Theo đại diện Bộ Tài chính, cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán… là những biện pháp nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, điều vẫn được đánh giá là chưa phù hợp với tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên với những thống kê như trên, có vẻ như việc triển khai cách thức làm tăng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước lại đang tỏ ra không mấy hiệu quả.

Theo Bộ Tài chính, các vướng mắc liên quan đến đất đai, tài chính là một trong những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai.

Ngoài ra, tỷ lệ vốn Nhà nước trong phương án cổ phần hóa còn cao, dẫn đến giảm sức hút đối với các Nhà đầu tư mua cổ phần. Cũng theo Bộ, một số đơn vị còn chưa nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp; vai trò của người đứng đầu còn chưa cao; một số doanh nghiệp chậm sửa đổi bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật, từ đó chậm đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất…

Xem thêm

Bạch Mộc

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.