Thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC có thể được nới lỏng vào năm 2019
Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc trong tháng 1 | |
Dầu đá phiến Mỹ sẽ góp phần vào sự bất ổn của giá dầu thô tương lai | |
OPEC và đồng minh dự kiến duy trì hợp tác sau 2018 |
Với thị trường đang dần tiến tới sự cân bằng và nguồn cung dư thừa đang giảm dần, bước tiếp theo cho các nhà sản xuất toàn cầu sẽ là loại bỏ cam kết giảm sản xuất, ông Khalid Al – Falih trả lời phỏng vấn hôm tại New Delhi hôm 24/2. Ông cho biết các nước tham gia vào thỏa thuận giảm nguồn cung hiện đang nghiên cứu những điều cần thiết để thị trường dầu cân bằng trở lại, và sẽ công bố những bước tiếp theo một khi có kết quả.
“Thỏa thuận giảm sản xuất có thể được nới lỏng vào một thời điểm nào đó trong năm 2019, nhưng chúng tôi chưa rõ khi vào và thế nào. Điều mà chúng tôi biết đó là nó sẽ xảy ra mà không ảnh hưởng tới sự cân bằng trên thị trường và thành quả đã đạt được kể từ 2016”, ông Al – Falih nói.
Thỏa thuận giữa OPEC và các đối tác nhằm giảm nguồn cung dư thừa trên toàn cầu bắt đầu từ năm 2017 và xuyên suốt năm 2018. Với sản xuất bùng nổ tại Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nguồn cung đang gia tăng từ những quốc gia không thuộc OPEC có thể đáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu toàn cầu trong vòng 2 năm tới, suy đoán về tổ chức dầu khí giảm nguồn cung trong bao lâu đang tăng lên.
“Chào đón” dầu đá phiến của Mỹ
Ông Al – Falid chào đón sự gia tăng sản xuất tại Mỹ, cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2018 và thị trường sẽ có thể tiêu thụ nguồn cung đó.
Cùng với hoạt động khai thác dầu ở mức kỷ lục, xuất khẩu dầu tại Mỹ cũng tăng mạnh, lên mức cao nhất trong 4 tháng. Mặc dù Arab Saudi đã lo ngại về hoạt động xuất khẩu dầu thô của Mỹ, nhu cầu đối với loại dầu này làm tiêu hao lượng hàng trữ kho của Mỹ, giảm lo ngại những nỗ lực của OPEC trong việc loại bỏ dư thừa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bộ trưởng dầu khí Arab Saudi, ông Khalid Al – Falih. |
Trong khi các quốc gia liên quan tới hoạt động cắt sản xuất đang xem xét sẽ duy trì hợp tác trong những năm tới như thế nào, việc giữ cho sản lượng nằm trong tầm kiểm soát có thể là một thử thách khi thỏa thuận đã cho thấy một số dấu hiệu quá tải.
Các công ty dầu của Nga, rất nóng lòng muốn tiến hành các dự án mới, đã thúc đẩy nhanh chóng kết thúc thỏa thuận giảm nguồn cung, trong khi các quốc gia thành viên OPEC như Iraq, Iran và Libya mong muốn gia tăng công suất sau nhiều năm mất doanh thu vì lệnh trừng phạt và tranh chấp.
“Kế hoạch sau năm 2018 vẫn chưa được xác định, song chắc chắn một điều, từ quan điểm của Arab Saudi và OPEC rằng, những nỗ lực trong năm 2017 và 2018 sẽ mang lại thành công, một phần vì nó có thể chuyển thành kế hoạch cuối cùng cho phép chúng ta tránh được sự bất ổn trên thị trường dầu”, ông Al – Falid nói.
Arab Saudi cam kết sẽ đạt được mức giảm sản xuất như thỏa thuận và cân bằng xuất khẩu, ông cho biết thêm vương quốc dầu khí, một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, sẽ giữ khối lượng xuất khẩu trong tháng 3 dưới 7 triệu thùng/ngày.
Quốc gia này cũng cam kết về hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra thị trường (IPO) của công ty dầu khí quốc gia Saudi Arabian Oil, được biết đến là Aramco.
“Chúng tôi sẽ công bố chi tiết về địa điểm và thời gian chính xác diễn ra hoạt động niêm yết”, ông Al – Falid cho biết.
Đợt IPO này là kế hoạch quan trọng nhằm loại bỏ sự phụ thuộc kinh tế vào dầu khí của Arab Saudi. Chính phủ quốc gia này ước tính doanh thu từ việc phát hành cổ phiếu có thể trị giá tới 2.000 tỷ USD, dù các chuyên gia phân tích đưa ra kết quả thấp hơn.