Thỏa thuận Brexit của bà Theresa May thêm lần bị từ chối, tương lai nước Anh trôi về đâu?
Thủ tướng Theresa May tại cuộc họp báo ở Strasbourg một ngày trước cuộc bỏ phiếu Brexit.
Theo CNBC, con đường phía trước của Anh vẫn vô cùng không chắc chắn, tuy nhiên, bà May đã hứa hẹn thêm hai cuộc bỏ phiếu khác tại Quốc hội Anh. Vào ngày 13/3, các nhà lập pháp sẽ tiếp tục bỏ phiếu về việc liệu Anh có nên rời khỏi EU - gồm 28 nước thành viên - mà không có thỏa thuận nào; hay yêu cầu trì hoãn cuộc ra đi của nước này – vốn được lên lịch vào ngày 29/3 trong phiên bỏ phiếu ngày 14/3.
Quốc hội bỏ phiếu chống Brexit không thỏa thuận, Anh vẫn có thể "trắng tay" ra đi?
Cuộc bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 13/3 về kịch bản Brexit không thỏa thuận, trong đó Anh rời khỏi khối EU và phải phụ thuộc vào các qui tắc giao dịch của WTO, rất có khả năng sẽ tiếp tục bị các chính trị gia phản đối. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa cụ thể và vẫn có khả năng Anh rời đi mà không có thỏa thuận, ngay cả khi Quốc hội Anh bỏ phiếu chống lại thỏa thuận này.
Bà May cho biết, sau thất bại vào ngày 12/3, Brexit không thỏa thuận chính là kết quả duy nhất, trừ khi thỏa thuận rút khỏi EU của bà được phê chuẩn. Trong khi đó, phát ngôn viên của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã nói rằng lần thất bại thứ hai của bà May vào ngày 12/3 vừa qua chỉ làm tăng thêm rủi ro Brexit không thỏa thuận, theo Reuters.
"Chúng tôi rất tiếc về kết quả cuộc bầu cử tối 12/3", người phát ngôn viên trên nói. "Về phía EU, chúng tôi đã nỗ lực hết mức có thể để đạt được một thỏa thuận. Nếu Anh yêu cầu gia hạn thời hạn rút lui khỏi EU, 27 nước còn lại của EU sẽ cân nhắc và quyết định bằng sự nhất trí", ông này nói thêm.
Cuộc bỏ phiếu tối 13/3 sẽ diễn ra vào lúc 7h (theo giờ London) và đây sẽ là một cuộc bỏ phiếu "tự do" vì chính phủ của bà May sẽ không thúc ép các nhà lập pháp trong việc đưa ra lựa chọn.
Anh hi vọng "câu giờ" nhờ cuộc bỏ phiếu thứ hai vào tối ngày 14/3
Nếu cuộc bỏ phiếu vào tối nay thất bại, các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu vào tối 14/3 về việc có nên gia hạn Điều 50 – quá trình hai năm chính thức để Anh rời khỏi EU – hay không.
Chỉ còn 17 ngày nữa là đến thời hạn Brexit, các nhà lập pháp nhiều khả năng sẽ ủng hộ điều này, mặc dù các nghị sị ủng hộ Brexit (thuộc Nghị viện) sẽ lo lắng rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai hoặc không hề có Brexit nào.
Việc gia hạn Điều 50 cũng mở ra khả năng của một cuộc tổng tuyển cử khá ở Anh nếu bà May không đủ sức kham nổi công việc ở Westminster.
Tuy nhiên, chính phủ Anh vẫn chưa xác nhận rằng họ sẽ đưa ra chỉ thị cần thiết để biến việc gia hạn Điều 50 trở thành hiện thực, hay đưa ra bất kì chi tiết nào về khoảng thời gian gia hạn.
Những lựa chọn không ai mong muốn
Thủ tướng Anh đã gửi cảnh báo đến các nhà lập pháp vào tối 12/3 rằng việc bỏ phiếu chống lại Brexit không thỏa thuận của bà, cũng như xin gia hạn thời hạn rút khỏi EU sẽ không thể giải quyết được vấn đề Brexit.
"EU sẽ muốn biết chúng ta muốn gì khi xin gia hạn như thế", bà May nói với các nhà lập pháp.
"Hạ viện Anh sẽ phải trả lời câu hỏi này. Họ có muốn thu hồi Điều 50 không? Hay họ muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai? Hay họ muốn rời đi với một thỏa thuận nhưng không phải thỏa thuận này?"
"Đây đều là những lựa chọn không ai khao khát, nhưng nhờ vào quyết định đưa ra tối ngày 12/3, Hạ viện phải đối mặt với kết quả họ tạo ra", bà May kết luận.
Bà May nên tổ chức thảo luận thời hạn gia hạn mới?
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến ngày Anh chính thức rời khỏi EU, các nhà đầu tư và công chúng vẫn đang chìm trong bóng tôi bởi họ vẫn chưa hình dụng được Brexit sẽ như thế nào. Một nhóm nghiên cứu tại Citi cho rằng thất bại tối ngày 12/3 của bà May đã giáng thêm một đòn nặng nền vào cơ hội Brexit êm đẹp của bà May.
"Việc gia hạn Điều 50 là gần như chắc chắn, tuy nhiên, Nghị viện (và EU) sẽ muốn biết mục đích. Các cuộc đàm phán tiếp theo với EU dường như không mang lại đột phá, do đó, một cuộc bầu cử thủ tướng mới và gia hạn Brexit là điều hiển nhiên", các nhà phân tích trên cho hay trong một nghiên cứu.
Các nhà phân tích tại Citi nói thêm rằng Đảng Bảo thủ cầm quyền hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, có thể khuyến khích bà May chọn tổ chức thảo luận gia hạn thời hạn mới.
"Nếu bà May làm vậy, bà ấy có thể đưa ra một thông báo trước ngày 14/3 (khi cuộc bầu chọn có nên gia hạn Điều 50 diễn ra), cho phép Nghị viên tranh luận độ dài gia hạn cần thiết. Quan trọng hơn, một cuộc bầu chọn như vậy sẽ mở rộng các kết quả tiềm năng, cho phép nhà lãnh đạo chống đối EU – bà Theresa May – cũng như Hạ viện của Đảng Lao động do ông Jeremy Corbyn tham gia cuộc bầu chọn. Do đó, sự bất ổn sẽ tiếp tục leo thang", theo các nhà phân tích tại Citi.