|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường xuất khẩu hồ tiêu: Mừng ít lo nhiều

20:00 | 23/03/2017
Chia sẻ
Tính từ năm 2014 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đều đạt trên 1 tỷ USD/năm. Mặc dù đạt được kết quả cao song những rào cản chất lượng và thương mại đang khiến ngành tiêu đứng trước nỗi lo mất dần vị thế xuất khẩu số 1 trên thế giới. 
thi truong xuat khau ho tieu mung it lo nhieu
Tính từ năm 2014 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đều đạt trên 1 tỷ USD (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam

Bức tranh toàn cảnh

Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đang có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm thị phần lên tới gần 60% nguồn cung toàn cầu. Như vậy, có thể nói hồ tiêu Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn cung mặt hàng này trên toàn cầu.

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2016, các thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất, và Ấn Độ, với hơn 40% thị phần.

Xét về phạm vi phổ biến, trong năm 2016 hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy số lượng thị trường tăng nhưng chỉ thị trường Châu Mỹ và Châu Phi duy trì được tốt lượng tiêu nhập khẩu, các thị trường quan trọng là Châu Âu và Châu Á đều giảm nhập khẩu.

thi truong xuat khau ho tieu mung it lo nhieu
Lượng tiêu Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường qua các năm (Nguồn: VPA)

Nhìn lại thị trường tiêu thụ hồ tiêu Việt Nam, dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhưng những quy định liên quan đến chất lượng vẫn đang là thách thức của ngành.

Khó khăn đến từ Mỹ - thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, Mỹ là nhà nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 30% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như năm 1997, kim ngạch xuất khẩu tiêu sang Mỹ chỉ đạt 2,1 triệu USD thì đến năm 2016 đã lên tới 342,4 triệu USD.

Tính triêng 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tiêu sang Mỹ đã tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước lên 34,16 triệu USD.

Theo đại diện Hiệp hội hồ tiêu (VPA), đạt được kết quả này là nhờ các thương nhân Mỹ ngày càng tăng cường nhập trực tiếp hạt tiêu từ Việt Nam và giảm nhập qua các nước trung gian. Tuy nhiên hiện nay tiêu Việt Nam xuất sang Mỹ vẫn ở dạng chính là thô hoặc sơ chế, sau đó các công ty của Mỹ mua về và chế biến lại.

Bên cạnh đó, đại diện VPA cũng cho biết, thị trường Mỹ cũng đang chuẩn bị ban hành hàng loạt các quy định mới về yêu cầu chất lượng nông sản nhập khẩu, trong đó có mặt hàng hồ tiêu Việt Nam. Cụ thể, ngoài định về dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất trừ sâu bệnh, thị trường này còn quy định tăng kiểm tra một số chất khác, như chất dầu khoáng (Pyrrolizidinalkaloilds) được sử dụng quá trình đóng gói, vận chuyển và chất tạo khói nhiễm bẩn (Anthraquinone) có trong quá trình sấy, chế biến sai quy cách.

Với những quy định ngày càng nghiêm ngặt, nếu ngành tiêu không cải thiện chất lượng thì có thể sẽ rơi khỏi top những thị trường chính cung cấp tiêu cho Mỹ.

Ấn Độ vừa là bạn hàng vừa là đối thủ của tiêu Việt Nam

Theo thống kê của Vietnamexport, với số dân đông nhất thế giới (trên 1,7 tỷ người), cùng thói quen sử dụng gia vị trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là hạt tiêu, khu vực Nam Á được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với mặt hàng hạt tiêu Việt Nam.

Trong đó, Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với lượng tiêu tăng gần 3 lần so với năm 2001. Cụ thể, năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 4,23 nghìn tấn tương đương với kim ngạch 6,4 triệu USD. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 11,1 nghìn tấn tương đương 84,2 triệu USD.

Theo VPA, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với hạt tiêu của Việt Nam. Năm 2016, lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu vào Ấn Độ đứng thứ 3 chỉ sau vào Mỹ và Tiểu vương quốc Ả Rập. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam của Ấn Độ được có thể đạt 15.000 tấn trong năm 2017.

Là bạn hàng quan trọng của Việt Nam nên vừa qua khi có thông tin Ấn Độ ra lệnh cấm nhập khẩu nông sản Việt Nam, trong đó có hồ tiêu, đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam không dám xuất tiêu đi Ấn Độ. Điều này dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp do hàng đã đóng container không giao được, hàng đã mua nhập kho chưa xuất được, các hợp đồng ngoại thương đã ký có khả năng bị huỷ. Ngoài ra, VPA ước tính số lượng hàng bị dừng xuất khẩu lên tới ngàn tấn.

Cùng thời điểm, giá hạt tiêu trên thị trường trong nước đã sụt từ 120.000 đồng/kg xuống dưới 100.000 đồng/kg làm cho tình hình thị trường tiêu trong nước và người sản xuất lo lắng.

Tuy nhiên, đến ngày 18/3 việc xuất khẩu hồ tiêu và một số nông sản đi Ấn Độ sẽ được tiến hành bình thường bởi nước này đã đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm.

VPA cũng cho biết, hiện nhiều nước trên thế giới nhập khẩu tiêu của Việt Nam về sau đó tái xuất và bán với mức giá cao hơn. Trong đó, Ấn Độ là một trong những nước trung gian nhập khẩu tiêu sau đó tái xuất lớn nhất. Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm để xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm Việt Nam cũng như chú trọng khâu chế biến sâu.

Nguy cơ mất thị trường Châu Âu

Theo VPA, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường quan trọng của tiêu Việt Nam, với mức tiêu thụ đạt gần 40 nghìn tấn, chiếm 23% tổng lượng tiêu xuất xuất khẩu hàng năm. Đặc biệt, Việt Nam còn đứng đầu trong số các nước cung cấp hạt tiêu cho nước Đức.

Thống kê từ Hải quan cho thấy, năm 2001 Việt Nam mới chỉ xuất 1,6 nghìn tấn hạt tiêu sang Đức, tương đương 2,5 triệu USD thì năm 2016 đã tăng lên 7,2 nghìn tấn, tương đương 65,9 triệu USD.

Nếu năm 2016, Đức mới chỉ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, Ấn Độ, thì hai tháng đầu năm 2017, Đức vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau Mỹ.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 2/2017, VPA dẫn lời Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA) cho biết, ESA phân tích 799 mẫu hạt tiêu đen nhập vào EU năm 2016 thì chỉ có 17% số mẫu có mức dư lượng tối đa cho phép dưới 0,05ppm. Với kết quả kiểm tra trên, VPA dự báo sẽ có tới trên 80% hạt tiêu của Việt Nam khó có cơ hội vào Châu Âu trong năm 2017 nếu không chú trọng vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

thi truong xuat khau ho tieu mung it lo nhieu Đại sứ VN tại Ấn Độ: 'VN có thể tăng xuất khẩu gia vị, cà phê sang Ấn Độ'

Ông Tôn Sinh Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, chia sẻ về tình hình thương mại giữa 2 quốc ...

thi truong xuat khau ho tieu mung it lo nhieu Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu giảm tiếp trong nửa đầu tháng 3

Giá tiêu nội địa và xuất khẩu tiếp tục giảm sâu khiến kim ngạch xuất khẩu tiêu tính đến nửa đầu tháng 3 giảm gần ...

thi truong xuat khau ho tieu mung it lo nhieu Ấn Độ đồng ý gỡ bỏ lệnh tạm ngưng nhập hồ tiêu từ Việt Nam

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa cho biết, Ấn Độ đã đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng ...

An Vũ