|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thị trường xi măng Việt Nam: Tín hiệu tích cực từ gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc

13:58 | 04/12/2018
Chia sẻ
Trước nhu cầu gia tăng từ thị trường Trung Quốc sau các chính sách cải thiện chất lượng môi trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Xi măng tại Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Sản lượng xuất khẩu xi măng đạt con số kỷ lục trong 10 tháng đầu năm 2018.

Điểm sáng trong xuất khẩu

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu clanhke và xi măng trong 10 tháng tính từ đầu năm 2018 đạt 26,2 triệu tấn và trị giá đạt 1,01 tỷ USD, tăng 73,5% về lượng và tăng 90,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trước đây, xuất khẩu clynker và xi măng đạt mức cao nhất được ghi nhận vào năm 2013 với trị giá đạt 912 triệu USD.

Diễn biến xuất khẩu clynker và xi măng trong giai đoạn 2012 - 10 tháng 2018

thi truong xi mang viet nam tin hieu tich cuc tu gia tang xuat khau vao trung quoc

Nguồn: Tổng cục hải quan.

Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng mạnh trên xuất phát từ việc Trung Quốc đang trong năm thứ 5 của “cuộc chiến chống ô nhiễm”.

Trung Quốc từ lâu luôn cố gắng cân bằng giữa bảo vệ môi trường và duy trì tăng trưởng kinh tế, tìm cách cải cách những ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng và gây ra ô nhiễm cao.

Điều này đã dẫn đến sự đóng cửa của hang loạt việc hàng loạt nhà máy xi măng của nước này phải đóng cửa giai đoạn cuối 2017 và đầu 2018.

Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Hiệp hội Xi măng Trung Quốc công bố vào năm 2017 liên quan đến năng lực trong nước, đến năm 2020, 392,7 triệu tấn xi măng sẽ bị cắt giảm, theo Reuters đưa tin. Con số này tương đương với khoảng 10% công suất sản xuất xi măng tại quốc gia này.

Trung Quốc – với vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, trở thành thị trường chính xuất khẩu xi măng và clynker, chiếm 29% tổng lượng xuất khẩu đạt 7,62 triệu tấn đạt 276,8 triệu USD. Nhưng so với cùng kỳ năm 2017, tốc độ xuất khẩu xi măng sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến gấp 47,3 lần về lượng và gấp 56,7 lần về trị giá.

Tính riêng tháng 10/2018, lượng xi măng và clynker xuất sang Trung Quốc đạt trên 1 triệu tấn, trị giá gần 42 triệu USD, tăng 25% về lượng và 29% trị giá so với tháng 9/2018; nhưng nếu so với tháng 10/2017 thì tăng mạnh gấp 14 lần về lượng và gấp 18 lần trị giá.

Lợi nhuận của các Doanh nghiệp xi măng niêm yết 9 tháng 2018

thi truong xi mang viet nam tin hieu tich cuc tu gia tang xuat khau vao trung quoc
Nguồn: Minh Trí Việt tổng hợp

Sản lượng xuất khẩu gia tăng đã tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp xi măng niêm yết trên sàn. Lũy kế tính tới tháng 9 năm 2018, lợi nhuận của các doanh nghiệp phần lớn tăng trưởng so với cùng kỳ.

Nhờ sản lượng tiêu thụ cao mà kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2018 của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (Mã: HT1) tăng hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (mã chứng khoán BTS) ghi nhận kết quả đột biến sau 9 tháng khi đạt lợi nhuận sau thuế gần 18 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt 422 triệu đồng.

Kết quả này phần lớn nhờ vào việc công ty không ghi nhận khoản lỗ tỷ giá hơn 63 tỉ đồng như cùng kỳ, cho nên dù doanh thu giảm hơn 4% đạt 2.150 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lại tăng đột biến.

Một trong những doanh nghiệp xi măng có tiếng trên thị trường, Vicem Xi măng Hoàng Mai (HOM) báo cáo kết quả kinh doanh quý III với lợi nhuận tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đi ngược lại xu hướng tăng của hầu hết doanh nghiệp ngành xi măng, thì CTCP Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ (CCM) CTCP Vicem Thạch cao Xi măng (TXM) lại có kết quả kinh doanh quý 3 và cả 9 tháng đầu năm sụt giảm.

Nhìn chung lại bức tranh của ngành xi măng giai đoạn đầu năm 2018 này khá khởi sắc khi thống kê cho thấy, tổng lợi nhuận 9 tháng 2018 của các doanh nghiệp trên tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ tăng cao.

Các dự án đang triển khai và rủi ro tiềm ẩn

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), thời gian tới, ngành xi măng sẽ đưa vào hoạt động thêm một số dự án như Xi măng Sông Lam dây chuyền 3, 4 (giai đoạn II) của The Vissai, công suất 3,8 triệu tấn/năm; Xi măng Kaitô Hà Tiên của ThaiGroup, công suất 4,5 triệu tấn/năm; Xi măng Tân Thắng tại Hoàng Mai (Nghệ An), công suất 1,8 triệu tấn/năm.

Việc đưa các dây chuyền này vào hoạt động sẽ tăng thêm sức ép tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mặc dù đón nhận những thông tin tích cực, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định, rủi ro hoạt động sản xuất của ngành xi măng là rất lớn trong trường hợp Trung Quốc điều chỉnh chính sách nhà cung ứng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp xi măng gắn liền với việc bán tài nguyên, tiêu tốn năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Minh Trí Việt