|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường than nhiệt 'tỏa sáng' nhờ nhu cầu tăng mạnh tại châu Á

20:00 | 27/04/2018
Chia sẻ
Nhu cầu than nhiệt của châu Á đang đi ngược lại với xu hướng giảm thông thường theo mùa vụ của nó, cũng như việc gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên, với mức giá than nhiệt đang gần 100 USD/tấn bất chấp đang trong giai đoạn chậm lại.
thi truong than nhiet toa sang nho nhu cau tang manh tai chau a Giá than Trung Quốc lên cao kỷ lục vì thời tiết giá lạnh
thi truong than nhiet toa sang nho nhu cau tang manh tai chau a Nhà sản xuất than lớn nhất thế giới tăng giá than nhiệt để trả lương cao hơn cho nhân viên

Cụ thể, giá than nhiệt tiêu chuẩn Australia đang ở 93,4 USD/tấn, mức cao nhất trong 5 năm tính theo mùa và tăng 15 USD/tấn so với mức giá trung bình trong 5 năm.

thi truong than nhiet toa sang nho nhu cau tang manh tai chau a

Sức mạnh của than đá cũng được thể hiện trên thị trường chứng khoán phái sinh, với giá than giao tháng 4 đang dao động quanh mức 83 USD/tấn, tăng khoảng 25% so với tháng 4/2017.

Giá than ở mức cao nhờ nhu cầu sử dụng tăng mạnh tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc, nơi tiêu thụ than đá gia tăng bất chấp các chương trình lớn thúc đẩy sử dụng khí đốt và năng lượng tái tạo.

“Nhu cầu than đá trong hai tăm tới được dự báo sẽ duy trì ổn dịnh ở mức giá hiện tại. Mặc dù có nhiều dự báo gợi ý nhu cầu than đá sẽ sớm chạm đỉnh, nhưng thực tế nhu cầu sẽ ổn định trong những năm sắp tới”, ông Hans van Cleef, chuyên gia phân tích kinh tế năng lượng cấp cao tại ABN Amro cho biết.

thi truong than nhiet toa sang nho nhu cau tang manh tai chau a

Theo báo cáo thống kê số liệu về năng lượng thế giới mới nhất của BP, than nhiệt sẽ vẫn là nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất để tạo ra năng lượng trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Á, khu vực sử dụng hơn 70% lượng than nhiệt của thế giới, tăng từ mức dưới 50% ghi nhận trong năm 2000.

Nhu cầu than đá tăng mạnh, dù bị gán với hình ảnh nhiên liệu bẩn khiến nhiều nhà đầu tư phải né tránh.

Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ nhu cầu tăng mạnh đã giúp các công ty khai thác than nhiệt như Whitehaven Coal của Australia, Adaro Energy và Glencore của Indonesia thể hiện tốt hơn các công ty khác từ thị trường khí đốt tự nhiên như Santos hay Woodside.

“Than nhiệt có thể là một trong những tài sản bị ghét nhất thế giới, nhưng nếu nhìn vào nhu cầu đối với loại nhiên liệu này, thì nó khá ổn định trong khi việc giảm đầu tư đang khiến nguồn cung khan hiếm”, ông Per Lekander, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại công ty Landsdowne Partners, cho biết. Landsdowne Partners sở hữu cả cổ phần công ty khai thác than Peabody của Mỹ và Glencore.

Trong những tháng còn lại của năm, các chuyên gia phân tích dự đoán giá than sẽ vẫn duy trì ở mức cao, với nhu cầu chỉ chậm lại và ảnh hưởng tới giá từ năm 2020 trở đi vì việc sử dụng năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên sẽ dần tăng lên.

Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán mới kết thúc giữa những nhà khai thác Australia và nhà máy điện Nhật Bản, người định giá nguồn cung hàng năm, chỉ ra giá than sẽ dao động trong khoảng 90 USD/tấn trong năm 2018.

Còn kết quả khảo sát các chuyên gia phân tích từ Thomson Reuters trong tháng 3 cho thấy, giá than giao ngay tại cảng Newcastle, Autralia dự báo trung bình vào khoảng 87 USD/tấn trong năm nay, 80 USD vào năm 2019 và 73 USD năm 2020.

thi truong than nhiet toa sang nho nhu cau tang manh tai chau a

Lyly Cao