|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường quặng sắt sẽ biến động vì thiếu hụt nguồn cung và xu hướng giảm khí thải carbon

07:00 | 04/04/2022
Chia sẻ
Phần lớn cuộc tranh luận về quặng sắt tập trung vào triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc và nguồn cung. Đây là hai yếu tố có thể gây ra sự thay đổi cơ cấu trên thị trường nguyên liệu sản xuất thép - thiếu nguồn cung mới và chính sách giảm khí thải carbon.

Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc đang là nguồn cơn của việc giá quặng sắt tăng mạnh trong ngắn và trung hạn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi nước này mua gần 2/3 tổng lượng quặng sắt vận chuyển qua đường biển và sản xuất khoảng một nửa lượng thép trên thế giới, Reuters đưa tin.

Điều ít nhận được sự chú ý hơn là tình trạng nguồn cung hiện tại, có lẽ một phần vì nó đã ổn định tròng nhiều năm qua.

Nguồn cung chỉ thực sự trở thành vấn đề thị trường khi có sự gián đoạn đáng kể, chẳng hạn như lốc xoáy tại quốc giá khai thác quặng sắt hàng đầu là Australia. Hoặc dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và vận chuyển ở Brazil - quốc gia khai thác quặng lớn thứ hai thế giới. 

Nhưng hãy đào sâu hơn một chút, có thể thấy rõ rằng nguồn cung quặng sẽ duy trì ổn định trong những năm tới, khi các công ty khai thác lớn chỉ đầu tư đủ để thay thế các mỏ đang cạn kiệt. Đồng thời, các nhà sản xuất nhỏ không nhắm đến việc bổ sung quá nhiều sản lượng. 

Điều này cho đến nay vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhưng câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu nhu cầu thép toàn cầu tiếp tục tăng với tốc độ tương đương trong khoảng một thập kỷ qua?

Nhu cầu thép phát triển với tốc độ tương đương với tốc độ của nền kinh tế toàn cầu và nếu giả định tốc độ tăng trưởng hàng năm là 2,5%, tiêu thụ thép sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050. 

Luôn có những cảnh báo đối với các dự báo tầm nhìn dài hạn. Đồng thời cũng có những yếu tố khác có thể tác động đến nhu cầu quặng sắt. 

Những yếu tố đó bao gồm khả năng nhu cầu ở Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó từ nay đến năm 2030, và việc nước này cùng với một số quốc gia khác ở châu Á tăng cường sử dụng thép phế liệu làm nguyên liệu thay thế quặng sắt. 

Nhưng điều đáng chú ý là ở một số nước công nghiệp hoá khác, khi sản lượng thép đạt đỉnh kéo theo nhu cầu chỉ giảm nhẹ, thay vì giảm mạnh.

Một yếu tố nữa là vẫn còn khoảng hai tỷ người sống ở các quốc gia ở châu Á đi sau Trung Quốc về quy mô công nghiệp hóa, và những quốc gia này có khả năng muốn thúc đẩy nhu cầu thép trong những thập kỷ tới.

Việc thiếu đầu tư vào nâng công suất khai thác quặng sắt là một trong những chủ đề tại Hội nghị Dự báo về quặng sắt và thép toàn cầu ở Perth tuần trước.

Paul McTaggart, nhà phân tích khai thác và kim loại chì tại Citi, cho biết ngành công nghiệp quặng sắt cần nâng công suất thêm 100 triệu tấn mỗi năm để thay thế các mỏ đang cạn kiệt.

Trong khi các công ty khai thác lớn ở Australia, chẳng hạn như Rio Tinto, BHP Group và Fortescue Metals Group, tất cả đều có kế hoạch đầu tư đáng kể và đang phát triển các mỏ mới, nhưng hiệu quả trong những năm tới sẽ chưa đáng kể. Do đó, sản lượng của các công ty này vẫn sẽ ổn định trong vài năm tới. 

Có thể những gã khổng lồ quặng sắt này đang phải đáp ứng nhu cầu của cổ đông về mức cổ tức lớn hơn từ mức giá cao hiện tại. 

Hoặc có lẽ họ sợ ký ức về giai đoạn 2011 - 2017 sẽ lặp lại, khi sản lượng lớn khiến giá quặng sắt duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian dài.

Họ cũng có thể nghi ngờ về lượng thép cần thiết cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu giảm lượng khí thải.

Dù vì lý do gì đi chăng nữa có vẻ như không có đủ quặng sắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở các nước châu Á đang phát triển cũng như cho các công nghệ tái tạo sử dụng nhiều thép như tuabin gió và lưới điện để xử lý quá trình phát điện tái tạo.

Nhu cầu quặng sắt chất lượng cao sẽ lớn vì xu hướng cắt giảm khí carbon

Quá trình biến quặng thành thép thô hiện nay tiêu tốn nhiều năng lượng và phần lớn dùng than cốc.

Một cách để giảm lượng than cần thiết cho mỗi tấn thép thô là sử dụng quặng sắt loại cao cấp. Điều này có khả năng thúc đẩy thị trường quặng sắt bị phân chia thành 2 tốc độ tăng nhu cầu khác nhau, trong đó quặng cấp cao sẽ có nhu cầu tăng mạnh mẽ hơn.

Nếu thiếu hụt nguồn cung quặng sắt chất lượng cao, có khả năng vẫn cần đến nguồn hàng cấp thấp hơn với mức giá rẻ để bù đắp chi phí năng lượng và giá phát thải carbon cao. 

Xu thế giảm khí thải carbon cũng có thể thay đổi cách thức sản xuất thép, trong đó có việc sử dụng hydro để sản xuất sắt khử trực tiếp, còn được gọi là sắt xốp, sau đó được biến thành thép trong lò hồ quang điện.

Điều này sẽ không loại bỏ lượng khí thải carbon từ việc sản xuất thép nhưng nó sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải này.

Một lần nữa, phương pháp này cần đến quặng sắt chất lượng cao. Vấn đề là việc đầu tư vào nâng cấp công suất khai thác quặng sắt cần thời gian dài, và ngay cả khi công ty đầu tư ngay từ bây giờ thì các sản phẩm họ sản xuất ra có thể cũng không kịp đưa ra thị trường.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.