Thị trường phân urê ảm đạm trong năm 2017
Cốt lõi câu chuyện áp thuế tự vệ phân DAP, nằm ở đâu? | |
Thị trường phân bón: Kỳ vọng chính sách mới |
Cụ thể, từ tháng 1/2017, nhu cầu thị trường trong nước không có nhiều biến động, tồn kho lớn đã tác động làm giá phân bón urê ổn định. Từ tháng 2 - 5/2017, nhu cầu trên thị trường giảm khiến giá phân bón urê đi xuống, giá phân bón bắt đầu bình ổn và tăng phục hồi trở lại vào cuối năm.
Biến động giá phân urê nội địa trong năm 2017 (đồng/kg). Nguồn: Cục Quản lý giá) |
Trong tháng 12, giá phân urê không đổi so với tháng 11 vì giá phân bón trên thị trường thế giới ổn định. Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 6.600 - 7.300 đồng/kg, còn tại miền Nam, giá phân bón urê chủ yếu ở mức 6.500 - 7.300 đồng/kg.
So với năm 2016, giá phân urê giảm 700 - 900 đồng/kg.
Chênh lệch giá giữa năm 2016 và 2017. |
Thị trường phân bón trong nước năm 2017
Trong ba tháng đầu 2017, Việt Nam đã chi 338 triệu USD để nhập 1,22 triệu tấn phân bón, tăng 31,5% về lượng và gần 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt lượng phân urê nhập khẩu trong quý I/2017 lên tới 231.000 tấn, gấp đôi về lượng so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ Trung Quốc.
Và với áp lực cạnh tranh từ phân bón Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới công bố giảm thuế xuất khẩu đối với phân bón urê, DAP, NPK, ngày 12/5/2017, Bộ Công Thương đã mở cuộc điều tra việc bán phá giá phân bón. Theo đó, xem xét áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam.
Sau khi có kết quả điều tra, ngày 4/8 Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP. Biện pháp này sẽ chấm dứt vào ngày 6/3/2018 hoặc Bộ Công Thương có quyết định áp thuế tự vệ chính thức.
Mặc dù vậy, chính sách này đã gây ra nhiều tranh cãi khi gây bất lợi cho người nông dân, vì khiến giá phân bón nhập khẩu tăng và nông dân sẽ phải tăng chi phí. Không những vậy, những doanh nghiệp sản xuất phân NPK cũng chịu ảnh hưởng khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, kéo giá thành sản phẩm cũng tăng lên.
Cùng với đó, trong năm 2017, lực lượng chức năng đã phát hiện đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng theo đăng ký và công bố trên bao bì, gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế, theo số liệu của Bộ Công Thương cho biết.