Thị trường ngoại hối hôm nay 4/1: Yen Nhật sụt giảm, các nhà đầu tư tìm kiếm an toàn ở trái phiếu Mỹ
Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay
Hôm nay (4/1), vào lúc 17h29giờ Việt Nam (10h29 GMT) có 2/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 8 cặp còn lại tăng điểm.
Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing) |
Trong đó, cặp GBP/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,84% và cặp EUR/GBPgiảm nhiều nhất với mức giảm 0,37%.
Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing) |
Đồng yen suy yếu nhưng bị ngăn cản bởi việc tăng trưởng kém của nền kinh tế
Đồng yen, được xem là nơi trú ẩn an toàn so với đồng USD, đã suy yếu vào phiên giao dịch cuối tuần với hi vọng các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sắp tới sẽ có triển vọng tích cực. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đang yếu đi.
Niềm tin của thị trường tăng lên sau khi Trung Quốc xác nhận rằng các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ sẽ được tổ chức ở cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh vào ngày 7-8/1. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã làm rung chuyển thị trường tài chính trong hầu hết năm 2018.
Nguồn: Reuter. |
Đồng yen suy giảm trong khi các loại tiền tệ rủi ro hơn như đồng dollar Australia (AUD) tăng nhẹ.
"Niềm tin của thị trường đang nghiêng một chút về phía tích cực, đó là lý do tại sao chúng ta đang thấy đồng yen suy yếu trong khi đồng AUD lại tăng", Margaret Yang, nhà phân tích thị trường tại CMC thị trường cho biết.
Tuy nhiên, lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự thất bại của cuộc đàm phán thương mại có thể sẽ khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng lại với các tài sản rủi ro trong những tuần tới.
Kì vọng về hoạt động của nhà máy tại Mỹ sụt giảm đã làm các nhà đầu tư tin hơn vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tăng lãi suất vào năm 2019 hoặc thậm chí có thể cắt giảm chúng vào năm 2020. Không chỉ tại Mỹ, dữ liệu kinh tế cũng yếu đi tại Trung Quốc và Châu Âu.
Các nhà đầu tư lao đầu vào trái phiếu
Bị đe dọa bởi những "rắc rối" mới trong nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư đã đổ xô đến sự an toàn của trái phiếu. Lợi tức trái phiếu kho bạc hai năm của Mỹ đã giảm xuống dưới 2,4% vào thứ Năm (3/1), đạt mức ngang bằng với tỷ lệ lãi suất cơ bán của Fed đầu năm 2008.
Fed đã tăng lãi suất bốn lần trong năm 2018 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ và một thị trường lao động dồi dào. Tuy nhiên, với điều kiện tài chính thắt chặt, hầu hết các nhà phân tích hiện không mong đợi Fed tăng lãi suất vào năm 2019.
Thật vậy, thị trường tương lai lãi suất hiện đang củng cố thêm cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 4/2020.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm thứ Năm, Chủ tịch Fed tại Dallas, Robert Kaplan, đã thừa nhận các vấn đề như giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu, thắt chặt các điều kiện tài chính và mở rộng tín dụng.
"Quan điểm của riêng tôi là chúng ta không nên thực hiện thêm bất kỳ hành động nào đối với lãi suất cho đến khi những vấn đề này được giải quyết tốt hơn hoặc tồi tệ hơn ...", Kaplan nói.
"Vì vậy, tôi sẽ là người ủng hộ không có hành động nào trong vài quý đầu năm nay ... chúng ta nên kiên nhẫn và dành thời gian cho nền kinh tế này và xem tình hình này diễn ra như thế nào."
Một Fed "ôn hòa" có thể sẽ giữ đồng bạc xanh dưới áp lực trong những tháng tới, khiến các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi có thể cắt giảm lãi suất nếu điều kiện kinh tế xấu đi.
Ray Attrill, người đứng đầu chiến lược tiền tệ tại NAB cho biết: "Một đồng USD yếu hơn sẽ có lợi cho các loại tiền tệ của thị trường mới nổi, nhưng hiện tại chúng đang bị cản trở bởi tất cả sự không chắc chắn trên khắp Trung Quốc".