Thị trường ngoại hối hôm nay (4/4): Bảng Anh tăng mạnh trong đêm, đồng rupee gặp bất lợi tại quê nhà
Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay
Hôm nay (4/4), vào lúc 16h02 giờ Việt Nam có 7/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 3 cặp còn lại tăng điểm.
Trong khi đó, cặp AUD/USD tăng cao nhất với mức tăng 0,7% và cặp USD/CAD giảm nhiều nhất với m
Trong khi đó, cặp USD/CAD tăng cao nhất với mức tăng 0,13% và cặp EUR/JPY giảm nhiều nhất với mức giảm 0,06%.
Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)
Nền kinh tế lớn nhất khu vực EU suy yếu, đồng euro vẫn tăng nhẹ
Đồng USD yếu hơn một chút trong phiên giao dịch sớm ở châu Âu vào hôm nay (4/4) do đồng euro đã loại bỏ được một số gánh nặng gây ra bởi tình hình sản xuất đáng thất vọng ở Đức (vốn cho thấy sự suy yếu của nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro).
Trước đó, số lượng đơn đặt hàng mới cho các nhà sản xuất Đức đã giảm 4,2% trong tháng 2, mức giảm hàng tháng lớn nhất trong hai năm qua.
Nguyên nhân số lượng đơn hàng sụt giảm là các thị trường nước ngoài bên ngoài EU đồng loạt suy yếu. Số lượng đơn hàng cũng giảm 8,4% trong năm 2017. Chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất của Đức giảm xuống dưới mức thấp nhất trong 7 năm vào tháng 3, chỉ ra rằng tình hình đã không được cải thiện nhiều trong tháng vừa qua.
Tổng thống Donald Trump sẽ gặp nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc Lưu Hạc vào hôm nay đã ảnh hưởng ngay lập tức lên thị trường tiền tệ - vốn đang "dậm chân tại chỗ" để chờ đợi một thỏa thuận cuối cùng trước khi đưa ra kết luận.
Giới phân tích cho rằng cuộc gặp mặt trên là dấu hiệu cho thấy Mỹ - Trung đang tiến gần đến giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên, Wall Street Journal đưa tin rằng việc Mỹ kiên quyết giữ lại một số mức thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc là điểm vẫn còn vướng mắc.
Vào lúc 4h sáng ET (8h GMT), chỉ số USD Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chính - đã thay đổi một chút so với mức cuối ngày 3/4, đạt 96,668.
Đồng euro đã tăng nhẹ - đạt mức 1,1235 USD, trong khi đồng bảng Anh cũng nhích nhẹ lên mức 1,3178 USD.
Các nhà lập pháp Anh loại bỏ Brexit không thỏa thuận, bảng Anh mạnh lên trong đêm
Đồng bảng Anh đã mạnh lên trong qua đêm qua sau khi các nhà lập pháp Anh sử dụng đa số phiếu bầu để ngăn chặn Brexit không thỏa thuận.
Mặc dù vậy, đây vẫn là kết quả mặc định của nước Anh, trừ khi 27 quốc gia thành viên của EU nhất trí gia hạn thời hạn 12/4 hoặc trừ khi Nghị viện Anh hủy bỏ quyết định chính thức rời khỏi EU - vốn là một lựa chọn mà cả hai đảng lớn đều không muốn.
Cuối ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất. Biên bản này có thể đưa ra thêm manh mối về động thái tiếp theo nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chững lại.
Khiếu nại thất nghiệp của Mỹ, hết hạn vào lúc 6h30 sáng ET (10h30 GMT), cũng sẽ được theo dõi sát sao sau khi bảng lương ADP đáng thất vọng của tháng 3 được công bố vào ngày 3/4.
Chính sách nới lỏng tiền tệ và kết quả bầu cử tại Ấn Độ khiến đồng rupee suy yếu trong năm tới
Đồng rupee được dự đoán sẽ ngừng tăng như khoảng thời gian gần đây và sẽ suy yếu trong năm tới do chính sách nới lỏng tiền tệ của Ấn Độ. Tuy nhiên, khảo sát của Reuters phát hiện ra rằng kết quả cuộc bầu cử quốc gia có thể là nguyên nhân chính cho sự suy yếu tiềm tàng trên.
Đồng rupee là loại tiền tệ châu Á có hiệu suất kém nhất năm 2018, tuy nhiên, nó đã tăng hơn 2% trong tháng 3, bất chấp chính sách nới lỏng tiền tệ của Reserve Bank of Indian (RBI) vào tháng 2 cũng như kì vọng đồng rupee sẽ suy yếu trong hôm nay.
Tuy nhiên, mức tăng của đồng rupee được dự đoán là sẽ tồn tại trong thời gian ngắn do những bất ổn gia tăng xoay quanh cuộc bầu cử tại Ấn Độ cũng như các yếu tố khác như giá dầu tăng đều đặn và tăng trưởng kinh tế chậm lại, làm giảm triển vọng của đồng tiền này.
Trong cuộc khảo sát mới nhất của gần 50 chiến lược gia, được thực hiện vào ngày 1/3, đồng rupee được dự đoán sẽ suy yếu khoảng 3% trong năm tới từ khoảng 68,45 rupee/USD xuống còn 70,38 rupee/USD.
"Cuộc tổng tuyển cử sắp tới gây ra rủi ro ngắn hạn đối với đồng rupee, đặc biệt là nếu kết quả trái với những gì thị trường mong đợi", ông Rini Sen, chiến lược gia FX tại ANZ, lưu ý.
Đồng rupee được dự đoán sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ NHTW bởi ngân hàng này đang chuẩn bị đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát do bán lẻ và tăng trưởng kinh tế chững lại.
Ông Prakash Sakpal, nhà kinh tế châu Á tại ING, cho hay rằng chính sách của RBI đã không thân thiện với đồng rupee kể từ năm ngoái và ngân hàng này đang lên kế hoạch cắt giảm lãi suất theo mong muốn của chính phủ Ấn Độ. Việc cắt giảm lãi suất là một điều không thân thiện với đồng rupee.