|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường kim loại 'chao đảo' vì lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc

15:53 | 21/07/2018
Chia sẻ
Một đợt bán tháo tác động tới giá của các kim loại công nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra vì lo ngại tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại và tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm rung chuyển thị trường hàng hóa.
thi truong kim loai chao dao vi lo ngai ve nhu cau tai trung quoc Giá đồng xuống thấp nhất trong 1 năm
thi truong kim loai chao dao vi lo ngai ve nhu cau tai trung quoc [Infographic] So sánh quy mô thị trường dầu mỏ với các thị trường kim loại

Giá chì, niken và kẽm giảm 5% trong khi đồng giảm xuống mức 6.000 USD/tấn lần đầu tiên trong năm khi các quỹ vĩ mô gia tăng đánh cược vào thị trường giá xuống và phục hồi của đồng USD, khiến hàng hóa trở nên đắt hơn đối với các đồng tiền khác.

“Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thực sự gây ra nhiều lo ngại", ông Richard Fu, người đứng đầu tại châu Á của công ty môi giới AMT, London, cho biết.

"Trung Quốc đang diễn ra khủng hoảng nợ, và nếu chiến tranh thương mại gây hại nhiều hơn cho các ngành công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, nó có thể làm cho vấn đề thậm chí trở nên tồi tệ hơn", ông cho biết thêm.

Hoạt động bán tháo còn lan tới cổ phiếu các công ty khai thác, với cổ phiếu của Anglo American niêm yết tại London giảm 3.7% xuống 1.629 bảng, nhà sản xuất đồng Antofagasta tập trung khai thác tại Chile giảm 2,2% xuống 943 bảng và Vedanta Resources, công ty tài nguyên thiên nhiên do ông trùm kim loại Ấn Độ Anil Agarwal kiểm soát giảm 4% xuống 775 bảng.

thi truong kim loai chao dao vi lo ngai ve nhu cau tai trung quoc
Thị trường kim loại 'chao đảo' vì lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc.

Các kim loại như đồng và kẽm thường là những đối tượng đầu tiên đối mặt với sự thay đổi trong nền kinh tế vì phạm vi sử dụng rộng rãi của chúng từ sản xuất và công nghiệp nặng. Vì vậy, chúng được coi là một thước đo tốt của tăng trưởng toàn cầu.

Trong tháng qua, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, tín hiệu này đang chuyển đỏ. Giá đồng đã giảm hơn 17%, tương đương 1.250 USD/tấn, trong khi chỉ số LME, theo dõi sự thể hiện của 6 kim loại công nghiệp chủ lực, đã giảm hơn 15%.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, được công bố trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tăng trưởng đã trở nên "ít đồng bộ" hơn khi các thị trường mới nổi gặp khó khăn với việc giá dầu tăng, đồng tiền suy yếu và căng thẳng thương mại. Điều này khiến ​​IMF giảm dự báo tăng trưởng của mình đối với Argentina, Brazil và Ấn Độ.

"Trung Quốc không có gì đáng ngại, nhưng tôi lo ngại về các thị trường mới nổi. Giá dầu đã tăng đáng kể trong điều kiện đòng tiền tệ địa phương và dòng đầu tư tại các thị trường này đang tháo chạy khá nhanh chóng, điều này ảnh hưởng tới đầu tư", ông Colin Hamilton, chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets cho biết.

Giá đồng giao trong 3 tháng trên LME giảm 3,2% xuống còn 5.988 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 19/7, trong khi giá kẽm giảm 5% xuống còn 2.495 USD. Cả hai kim loại sau đó phục hồi ở mức 6.054 USD và 2.568 USD. Ngoài ra, giá niken giảm 2% xuống còn 13.395 USD/tấn và chì giảm 1,7% xuống 2.132 USD.

Kể từ khi chạm đỉnh vào đầu tháng 6, thị trường kim loại đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng bán tháo. Các chuyên gia phân tích cho biết sự suy thoái mới nhất là do các quỹ và nhà đầu cơ đặt cược vào thị trường giá xuống.

Ông Oliver Nugent, chuyên gia phân tích tại ING, Amsterdam, cho biết rất khó để nói rằng việc bán tháo đồng và các kim loại khác trên sàn giao dịch như Comex và LME đã đi quá xa vì có rất ít sự hỗ trợ từ thị trường giao ngay, nơi người tiêu dùng công nghiệp lớn thu mua kim loại.

Xem thêmToan tính của Trung Quốc sau những tuyên bố áp thuế mới từ Mỹ

Lyly Cao

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.