Chiến tranh thương mại có thể giúp xuất khẩu của Thái Lan phá kỷ lục năm 2017
ADB: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không tác động tới tăng trưởng kinh tế châu Á |
Chính phủ Thái Lan ước tính tăng trưởng xuất hàng năm đạt 8% trong năm 2018, sau khi nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đã đưa giá trị xuất khẩu quốc gia này lên mức cao chưa từng có ở 236 tỷ USD vào năm 2017.
Hiện, chính quyền Bangkok dự báo xuất khẩu sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn nữa, với niềm tin những diễn biến mới nhất trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ tạo ra thị phần lớn hơn cho thực phẩm Thái Lan ở cả hai quốc gia.
“Chúng tôi dự báo xuất khẩu hải sản gia tăng sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan vượt mức 8% trong năm nay, và thậm chí có thể tăng trưởng hai con số”, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, ông Sontirat Sontijirawong cho biết.
Theo ông Sontriat, chính phủ Thái Lan có thể nâng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2018. Tuy nhiên, ông từ chối công bố mục tiêu mới, vì chính phủ sẽ mất vài tháng để đánh giá môi trường.
Sau khi thảo luận với phòng Thương mại Thái Lan và các tổ chức thương mại, kinh doanh khác, bộ trưởng cho biết đợt tăng thuế quan mới giữa Mỹ và Trung Quốc, có hiệu lực vào tháng 8, có thể khuyến khích xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan, đặc biệt đối với ngành hải sản.
Các được chuẩn bị cho chế biến và xuất khẩu. Ảnh: Reuters. |
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách hơn 6.000 sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc với tổng giá trị lên tới 200 tỷ USD sẽ bị đánh thuế 10% vào cuối tháng 8. Danh sách này gồm 6.031 dòng sản phầm như cá chép sống, thịt bò đông lạnh, cá hồi Thái Bình Dương, cá ngừ vây vàng, thịt cua, tôm hùm, cà rốt, cần tây, máy quay truyền hình, máy ảnh, các bộ phận của tivi, tủ lạnh và đường dây điện thoại. Trung Quốc được dự báo sẽ trả đũa tương tự lên hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Các biện pháp trả đũa từ hai phía của Thái Bình Dương sẽ làm giảm mạnh xuất khẩu hải sản của Trung Quốc sang Mỹ, và ngược lại. Vì vậy, chính phủ và các nhà xuất khẩu Thái Lan nhận thấy cơ hội lấp đầy khoảng trống về nguồn cung hải sản cho cả hai quốc gia. Thái Lan là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn thứ 5 thế giới, với ngành công nghiệp chế biến phát triển.
Thái Lan thu về 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu hải sản trong năm 2017, đưa tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm lên 27 tỷ USD và chiếm khoảng 10% tổng xuất khẩu. Xuất khẩu đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan.
Một mặt hàng xuất khẩu khác của Thái Lan được dự báo cũng nhận được sự thúc đẩy từ vụ tranh chấp thương mại là cá ngừ chế biến, cũng nằm trong danh sách chịu các biện pháp trả đũa.
Thái Lan là nhà xuất khẩu các ngừ lớn nhất thế giới, với 2,3 tỷ giá trị cá ngừ chế biến trong năm 2017. Ngành công nghiệp chế biến các ngừ của Thái Lan cũng hướng tới việc tận dụng nguồn cung cá ngừ giảm tại Mỹ và Trung Quốc, theo ông Chainintr Chalisarapong, Chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp cá ngừ Thái Lan.
“Nếu cuộc tranh chấp thương mại này kéo dài, nó sẽ khuyến khích các nhà chế biến hải sản ở hai quốc gia này chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan để có thể xuất khẩu từ Bangkok với mức thuế quan thấp hơn. Điều này cũng giúp thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan một cách gián tiếp”, ông Chainintr cho biết thêm.