Thị trường hàng hóa (6/8): Mỹ điều tra CBPG và CTC thép Việt Nam, giá trị xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm giảm gần 10%
1. Xuất khẩu gỗ Nhật Bản đang bùng nổ tại thị trường châu Á
Xuất khẩu gỗ của Nhật Bản đã bùng nổ nhờ nhu cầu tăng mạnh từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Philippines và Hàn Quốc. Trong năm 2017, xuất khẩu đạt 32,6 tỷ yen (tương đương 293 triệu USD), tăng 37% so với năm trước đó và là mức cao nhất trong 40 năm.
Ngành lâm nghiệp Nhật Bản nhận thấy tăng trưởng tại các thị trường châu Á vì có rất nhiều tiềm năng chưa khai thác.
2. Giá trị cao su xuất khẩu của Việt Nam giảm gần 10% trong 7 tháng đầu năm
Theo Báo cáo nông, lâm, thủy sản của Bộ Công Thương, trong tháng 7, xuất khẩu cao su ước đạt 140.000 tấn, trị giá 188 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 8,4% về giá trị so với tháng 6, nhưng giảm 7% về lượng và giảm 16,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su đạt 705.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD, tăng 11,3% về lượng, nhưng giảm 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
3. Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và trợ cấp thép cuộn cán nguội NK từ Việt Nam
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra chống lần tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối sản phấp thép cuộn cán nguội (CRS) nhập khẩu từ Việt Nam.
Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm thép cuộn cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam thuộc cùng loại với sản phẩm đang bị áp thuế của Hàn Quốc.
4. Bài học từ Chile: Giàu tài nguyên có phải một lợi thế?
Lo ngại gia tăng ở Chile khi họ có thể là quốc gia giàu tài nguyên đầu tiên ở Nam Mỹ chịu tác động từ sự suy thoái ở Trung Quốc và cuộc chiến thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, với giá đồng sụt giảm gây áp lực lên nền kinh tế của Tổng thống Sebastián Piñera.
Là quốc gia sản xuất đồng hàng đầu thế giới và một trong những nền kinh tế mở cửa nhất Nam Mỹ, Chile đặc biệt dễ bị tổn thương khi giá đồng giảm. Giá đồng đã chạm mức thấp nhất trong năm vì lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào cuối tháng trước. Đồng chiếm hơn 43% xuất khẩu của Chile.
5. Ngành dầu mỏ Mỹ nguy cơ 'chới với' vì cuộc chiến thương mại
Giới chuyên gia nhận định chiến tranh thương mại khiến ngành dầu mỏ của Mỹ chới với, trong khi Trung Quốc có thể chuyển sang mua dầu của Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran gặp trở ngại.
Theo Đài TNHK, giới chuyên gia nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ khiến ngành công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đang bùng nổ của Mỹ rơi vào tình cảnh chới với, trong khi Bắc Kinh có thể chuyển sang mua dầu của Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này gặp trở ngại.
Xem thêm |