|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (3/8): Giá heo tăng nhưng dân không dám tái đàn, giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm

19:21 | 03/08/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 3/8 nổi bật với thông tin giá heo tăng nhưng dân không dám tái đàn, mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ suy yếu dần. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm nhẹ.
thi truong hang hoa 38 gia heo tang nhung dan khong dam tai dan gia gao xuat khau viet nam giam Thị trường hàng hóa (2/8): Giá cà phê tháng 7 tiếp tục giảm, sản lượng gạo ĐBSCL không bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố vỡ đập tại Lào
thi truong hang hoa 38 gia heo tang nhung dan khong dam tai dan gia gao xuat khau viet nam giam Thị trường hàng hóa (1/8): Giá heo hơi tháng 7 tăng mạnh, xuất khẩu gạo Myanmar giảm

1. Khắc phục 'thẻ vàng' IUU cần sự nỗ lực từ nhiều phía

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chuyển giao nhiệm vụ triển khai Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT cho các Chi cục thủy sản địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoàn tất các chứng từ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu hải sản khai thác, đánh bắt.

Từ đó, các cảng cá sẽ làm việc và hoàn tất thủ tục truy xuất nguồn gốc trực tiếp với doanh nghiệp.

Thế nhưng, vì thiếu nguồn nhân lực, việc chuyển giao còn chậm, hạ tầng nghề cá còn thiếu thốn đã gây trở ngại cho doanh nghiệp hoàn thành thủ tục truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC).

2. Xuất khẩu tôm sang Mỹ: Chuẩn bị ngay hồ sơ truy xuất nguồn gốc

Ngày 1/8, tại TP.HCM, Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và VASEP đã tổ chức Hội thảo “Chương trình giám sát NK vào Mỹ cho tôm và bào ngư”.

Những thông tin tại hội thảo cho thấy nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các DN tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi XK tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát NK thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản NK nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

3. Giá lợn hơi tăng chóng mặt, Đáng lo hơn mừng!

Từ chỗ khủng hoảng trầm trọng, chỉ trong vòng hơn 3 tháng nay, giá lợn hơi tăng nhồng lên một mạch như “ngựa bất kham”, có nơi lên tới 56 - 57 nghìn đồng/kg.

Giá cao, người nuôi lợn vui vì gỡ gạc được phần nào thua lỗ từ cuộc khủng hoảng kéo dài gần 2 năm qua. Nhiều ý kiến lại lo ngại, giá lợn hơi quá cao là điều đáng lo hơn đáng mừng!

Ghi nhận của NNVN tại Nam Định, nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn không dám tái đàn. Họ lo ngại giá lợn cao như hiện nay sẽ khó mà duy trì được lâu dài nên vẫn đành bỏ trống chuồng, dù cho giá lợn đang ở mức vô cùng hấp dẫn.

4. Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 27/7, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) nhập khẩu từ Việt Namdo nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế CBPG và CTC đối với thép CORE nhập khẩu từ Hàn Quốc và thuế CBPG đối với thép CORE nhập khẩu từ Đài Loan.

Quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam được ban hành căn cứ vào đơn kiện ngày 12/6 của các doanh nghiệp sản xuất Mỹ.

5. FAO: Chỉ số giá lương thực giảm mạnh gần 4% trong tháng 7

Thứ Năm (2/8), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, trong tháng 7, giá lương thực thế giới giảm 3,7% so với tháng trước, ghi nhận mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, với sự suy giảm trên toàn bộ các loại thực phẩm.

Chỉ số giá lương thực của FAO, đo lường sự thay đổi hàng tháng của một loạt các mặt hàng nông sản chính gồm ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm từ sữa, thịt và đường, trung bình đạt 168,8 điểm trong tháng 7, so với mức 175,3 điểm đã điều chỉnh trong tháng 6.

Trước đó, chỉ số giá trong tháng 6 được đưa ra là 173,7 điểm.

6. Dấu hiệu này cho thấy chăn nuôi heo nhỏ lẻ ở Việt Nam sắp hết thời?

Sau đợt khủng hoảng giá heo vào năm ngoái và việc giá heo liên tục tăng như hiện nay, chính là bước ngoặt tạo nên quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo theo hướng tập trung thành quy mô lớn. Trong tương lai, mô hình chăn nuôi heo nhỏ lẻ cũng suy yếu dần.

Một số doanh nghiệp lớn như Hòa Phát... đang tham gia chuỗi chăn nuôi heo công nghiệp. Với xu hướng tái cơ cấu này, cơ hội dành cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là không nhiều.

7. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm nhẹ trở lại

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, tăng trong tuần này với lo ngại về sản lượng thấp vì lượng mưa dưới mức trung bình, trong khi các thương lái tại Thái Lan và Việt Nam theo dõi sát khả năng lũ lụt ở các vùng trồng lúa lớn.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm đạt 385 - 395 USD/tấn, so với mức 390- 395 USD một tuần trước.

Xem thêm

Đức Quỳnh