Thị trường hàng hóa (31/7): Giá gas tăng mạnh, xuất khẩu gạo Việt 7 tháng đạt gần 2 tỷ USD
1. Các nhà chế biến điêu đứng vì giá điều toàn cầu giảm sâu
Sau khi duy trì ổn định trong khoảng 2 năm, giá điều toàn cầu bắt đầu lao dốc, ghi nhận giảm 20% trong ba tháng qua.
Giá điều đã giảm còn 3,75 – 4,25 USD/pound từ mức 4,75 – 5 USD trong nửa cuối tháng 3. Giá điều giảm xuống 1.800 – 2.000 USD/tấn vào tháng 5, và giảm sâu còn 1.600 – 1.800 USD/tấn vào cuối tháng 8.
2. USDA: Thị trường heo hơi Việt Nam có thể ổn định vào đầu 2019
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhẹ, vì ngành chăn nuôi heo nội địa đang phục hồi và ngành thủy sản duy trì đà tăng trưởng.
Giá thịt heo và thịt gà có tác động lớn đối với hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi địa phương tại Việt Nam, với thịt heo chiếm 75% tổng sản lượng thịt tiêu thụ và thịt gà chiếm 10%.
3. Bộ Công Thương cảnh báo nguy cơ thép Việt bị EU áp thuế tự vệ chính thức
Nhằm giảm thiểu nguy cơ thép Việt Nam bị EU áp thuế tự vệ chính thức, hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU.
Cụ thể, để cảnh báo khả năng xuất khẩu thép vượt ngưỡng 3% và có nguy cơ bị EU áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu các nhóm sản phẩm thép sang EU và có biện pháp kiềm chế phù hợp.
4. Từ 1-8, giá gas sẽ tiếp tục tăng mạnh
Cùng với giá nhập khẩu tăng, tỷ giá đồng USD cũng tăng trong thời gian qua khiến cho giá gas trong nước được dự báo tăng mạnh từ ngày 1/8 tới.
Với mức giá mới được công bố, giá gas dự kiến đến tay người tiêu dùng từ 1/8 giao động từ 356.000 - 366.000 đồng/ bình 12 kg.
Như vậy, cùng với đợt tăng giá dự kiến này, từ đầu tháng 5/2018 đến nay, giá gas trong nước đã 5 lần được điều chỉnh với tổng mức tăng khoảng 40.000 đồng/ bình 12 kg.
5. Sản lượng dầu thô OPEC tháng 7 đạt đỉnh trong năm 2018
Trong tháng 7, OPEC khai thác 32,64 triệu thùng dầu/ngày, tăng 70.000 thùng/ngày so với tháng 6 với sự đóng góp của cả Cộng hòa Congo. Đây đồng thời là ngưỡng cao nhất trong năm 2018.
Sản lượng dầu thô OPEC trong tháng 7 đạt ngưỡng cao nhất từ đầu năm tới nay nhờ các nước thành viên tăng cường khai thác, sau khi thỏa thuận OPEC được nới lỏng kèm theo Cộng hòa Congo gia nhập vào tổ chức này. Trong khi đó, nguồn cung của Iran và Libya bị hạn chế.
6. Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tài nguyên kịch trần đối với đất sét sản xuất gạch
Tại Công văn số 7562/BTC-CST gửi Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định áp mức thuế tài nguyên đối với đất sét sản xuất gạch tối đa 15%.
Đề xuất này được đưa ra sau khi Bộ Tài chính đã rà soát các chính sách về thuế, phí đối với phát triển vật liệu xây dựng bền vững, đồng thời căn cứ vào Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét.
Được biết, mức thuế trước đây là 11% đối với cát và 10% đối với đất làm gạch.
7. 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD
Bộ NN&PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó xuất khẩu gạo đạt gần 2 tỷ USD.
Cụ thể, tính đến tháng 7, khối lượng xuất khẩu gạo dự báo tăng 12,2% lên 3,87 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu tăng 29,2% lên 1,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu gạo mạnh trong 6 tháng đầu năm gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Iraq và Hồng Kông.
8. Sản lượng cao su thế giới 2018 có thể tăng 5,2%
ANRPC dự đoán sản lượng cao su cả năm 2018 tăng 5,2% lên hơn 14 triệu tấn và nhu cầu tăng 5,7% lên 14,1 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thế giới (ANRPC) nhu cầu cao su tự nhiên trên thế giới trong 6 tháng đầu năm tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm |