|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguy cơ thép Việt bị EU áp thuế tự vệ chính thức nếu xuất khẩu vượt 3%

18:18 | 31/07/2018
Chia sẻ
Nhằm giảm thiểu nguy cơ thép Việt Nam bị EU áp thuế tự vệ chính thức, hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU.
bo cong thuong canh bao nguy co thep viet bi eu ap thue tu ve chinh thuc EU áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với 3 nhóm sản phẩm thép Việt Nam

Cụ thể, để cảnh báo khả năng xuất khẩu thép vượt ngưỡng 3% và có nguy cơ bị EU áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu các nhóm sản phẩm thép sang EU và có biện pháp kiềm chế phù hợp.

bo cong thuong canh bao nguy co thep viet bi eu ap thue tu ve chinh thuc
Bộ Công Thương cảnh báo nguy cơ thép Việt bị EU áp thuế tự vệ chính thức

Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), ngày 18/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo tới WTO về việc Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Trong đó, Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp với 3 nhóm sản phẩm gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh. Thời gian áp dụng biện pháp là 200 ngày.

Theo quyết định mới này, EC sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 28 nhóm sản phẩm bị điều tra, trong đó mỗi nhóm sẽ được quy định một mức hạn ngạch riêng. Đối với lượng hàng hóa vượt hạn ngạch, mức thuế áp dụng là 25%. Ngày bắt đầu áp dụng biện pháp là 19/7/2018.

Ngoài ra, căn cứ trên quy định của Điều 9.1 Hiệp định tự vệ WTO về việc loại trừ các nước đang phát triển ra khỏi biện pháp nếu các nước này đáp ứng tiêu chí có thị phần nhập khẩu nhỏ hơn 3% và tổng thị phần của tất cả các nước đang phát triển đáp ứng tiêu chí trên nhỏ hơn 9%, EC đã xây dựng danh sách các loại sản phẩm mà EC sẽ áp dụng biện pháp sơ bộ với các nước đang phát triển theo danh sách của EC.

Theo quy định của Điều 12.3 Hiệp định tự vệ WTO, sau khi áp dụng biện pháp, EU sẽ tạo cơ hội cho các bên có liên quan tiến hành tham vấn về biện pháp.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.