Thị trường hàng hóa (11/10): Chu kỳ tăng giá gạo sắp bắt đầu, doanh nghiệp lo rủi ro giá heo tăng cao
Thị trường hàng hóa (10/10): Vinafood 1 và Vinafood 2 tham gia hội thảo đấu thầu gạo Philippines, Maroc muốn nhập khẩu 1.000 tấn gạo đồ Việt Nam |
1. Doanh nghiệp chăn nuôi heo cũng 'hãi' khi lợi nhuận quá cao
Các doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn tại Việt Nam hầu hết đều cho rằng, giá thịt heo hiện tại đang quá tốt, mang lại lợi nhuận rất cao nhưng tiềm ẩn rủi cũng rất lớn.
Đại diện Tập đoàn C.P Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Kiều Minh Lực cho biết, hiện C.P đang bán số lượng heo ra thị trường hàng ngày cao hơn các ngày bình thường tới 30%.
Để có đủ nguồn heo cung ứng cho các lò mổ, thương lái C.P phải hạ tiêu chuẩn trọng lượng heo hơi từ trên 120 kg/con xuống còn 90 kg/con. Tuy nhiên, ông Lực khẳng định đơn vị cũng không thể duy trì được cường độ này trong thời gian dài bởi heo không lớn kịp để bán.
2. Các nhà chế biến cá tra Việt Nam tạm dừng đặt hàng vì giá tại nông trường lên đỉnh
Giá cá tra Việt Nam ghi nhận mức cao mới trong tháng 9, vì tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu vẫn tiếp diễn trong suốt cuối mùa hè và mùa thu.
Hai nguồn tin cho biết, giá cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) đã tăng kể từ hội chợ chuyên ngành thủy sản lớn nhất Việt Nam Vietfish Expo diễn ra vào cuối tháng 8.
Tại buổi hội chợ, và ngay sau đó, giá cá tra nhập khẩu của EU đạt 3,2 USD/kg theo điều kiện FOB, cá tra phi lê theo CIF, nguồn tin của Undercurrent.
3. Gạo thế giới chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng giá
Hội nghị Gạo thế giới lần thứ 10 ngày 11/10 lần đầu tổ chức tại Việt Nam, ông Shawn Hackett, Chủ tịch công ty Hackett Financial Advisors, dự báo năm 2019 sẽ đánh đầu chu kỳ tăng giá của gạo thế giới.
Ông giải thích tác động xấu của biến đổi khí hậu, hiện tượng El nino sẽ là rào cản lớn đối với hoạt động canh tác kéo theo giá gạo sẽ tăng trong vòng 4 năm tới. Thậm chí, giá gạo còn có thể đạt ngưỡng cao như trong thời kỳ 2010 - 2012 và năm 2008.
4. Ấn Độ xuất khẩu đường thô lần đầu tiên trong 3 năm vì giá thế giới phục hồi
ác nhà máy đường Ấn Độ đã ký thỏa thuận xuất khẩu đường thô lần dầu tiên trong 3 năm vì sự phục hồi của giá đường khi lên cao nhất trong 7 tháng tại New York, cùng với trợ cấp của chính phủ khiến xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn, nguồn tin trong ngành và các quan chức cho biết.
Nhiều nhà máy tại quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới không muốn ký các hợp đồng xuất khẩu mới cho tới gần đây, vì giá đường toàn cầu giao dịch ở mức thấp dưới giá nội địa.
5. Cú hích mới của ngành tôm giống bố mẹ
Tại Việt Nam, nông dân giảm dần diện tích nuôi tôm sú để chuyển sang tôm thẻ. Năm 2017, sản lượng tôm sú chỉ chiếm 30 - 40% tổng sản lượng tôm của cả nước.
Dù vậy, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống sản xuất tôm sú sinh thái ở ĐBSCL với mật độ nuôi thấp 20 - 30 con/m2, thu hoạch tôm khi đạt cỡ 30 - 40 con/kg sau 4 - 5 tháng nuôi; tỷ lệ sống đạt mức khá 70 - 80%. Một số nông dân thả nuôi tôm giống của hãng Moana Technologies và đã thu hoạch tôm 30 con/kg sau 4 - 5 tháng nuôi. Nhiều chuyên gia dự báo, nghề nuôi tôm sú có thể khởi sắc nhờ nguồn tôm giống sạch bệnh; đây cũng là động lực cho nhiều trang trại tại Đông Nam Á chuyển sang tôm sú.