Thị trường hải sản Pháp nhiều tiềm năng
Doanh nghiệp kêu cứu vì container hải sản bị tắc ở cảng suốt nửa tháng |
Kantar-TNS là một trong những công ty hàng đầu chuyên nghiên cứu và thu thập thông tin thị trường tại Pháp thuộc Tập đoàn quốc tế nghiên cứu và thăm dò thị trường TNS có trụ sở tại Anh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2018, mỗi người Pháp tiêu thụ trung bình khoảng 34 kg hải sản mỗi năm, giảm so với mức trung bình 36 kg trong năm 2011.
Chỉ 34% người Pháp ăn cá hai lần một tuần, phù hợp với các khuyến nghị của Cơ quan Thực phẩm, Môi trường và Sức khỏe - An toàn nghề nghiệp Pháp (ANSES).
Với con số này, Pháp bị xếp ở vị trí áp chót về mức tiêu thụ hải sản trong số các quốc gia hàng đầu châu Âu. Hơn nữa, Pháp không chỉ cách xa Tây Ban Nha, với 67% người tiêu dùng ăn hải sản hai lần một tuần mà còn cả Bồ Đào Nha, với 75% và Na Uy là 71%.
Mặc dù là một trong những nước tiêu thụ thủy sản ít nhất ở châu Âu nhưng Pháp vẫn là thị trường nhiều triển vọng cho loại hàng hóa này. Báo cáo nghiên cứu của Kantar-TNS cũng cho biết hải sản sẽ ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn vì các lý do môi trường và an ninh lương thực.
Người tiêu dùng Pháp cũng như châu Âu đang nhìn nhận tích cực hơn về vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy và hải sản. Báo cáo khẳng định từ năm 2016 đến nay, hình ảnh nuôi trồng thủy và hải sản đã được cải thiện đáng kể.
Hiện nay, vấn đề về chất lượng và giá thành các sản phẩm nuôi trồng thủy và hải sản chính là lợi thế được thừa nhận. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến sự minh bạch về phương pháp sản xuất cũng đã khiến người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn khi tiêu thụ sản phẩm thủy và hải sản.
Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người tiêu dùng Pháp cho rằng cá nuôi sạch, chất lượng tốt và là sản phẩm tuân thủ các yếu tố về môi trường… Ngoài ra, những mối quan tâm mới về sức khỏe và môi trường cũng đang thúc đẩy người tiêu dùng Pháp ăn nhiều hải sản và thực phẩm nguồn gốc từ thực vật hơn.
Ở Pháp, giới trẻ là những người tiêu thụ hải sản nhiều nhất, từ 58 bữa đến 72 bữa hải sản mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018.
Báo cáo nghiên cứu của Công ty Kantar-TNS dự báo nếu 32% người Pháp (tức khoảng 21 triệu người) tăng mức tiêu thụ thêm một phần hàng tháng, thì mỗi năm sẽ tăng thêm 252 triệu bữa ăn bổ sung, tức tăng thêm 30.000 tấn và giá trị thị trường sẽ tăng thêm 5%.
Báo cáo của Kantar-TNS kết luận, thâm hụt thương mại của Pháp trong xuất và nhập khẩu các sản phẩm thủy sản đang ngày càng gia tăng (trung bình mỗi năm khoảng từ 7,3%).
Nhập khẩu thủy sản của Pháp tăng gần 10% (gần 300 triệu euro), lần đầu vượt 6 tỷ euro (tăng lên khoảng 500 triệu euro/tháng). Trong khi đó, xuất khẩu hải sản của Pháp đạt gần 2 tỷ euro, chỉ tăng 1,5%.
Pháp nhập khẩu các sản phẩm thủy và hải sản tươi sống cũng như đã chế biến từ 18 quốc gia chính, trong đó có Na Uy, Anh, Tây Ban Nha, Ecuador và Hà Lan. Về khối lượng, Tây Ban Nha là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất cho Pháp, chiếm gần 110 tấn.
Tiếp theo là các nước Na Uy, Anh, Trung Quốc, Hà Lan… Về giá trị, Na Uy là quốc gia cung cấp thủy sản lớn nhất trong số 5 quốc gia cho Pháp bao gồm Na Uy, Anh, Tây Ban Nha, Ecuador và Hà Lan.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/