|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường giằng co, VNM ETF vẫn tích cực gom BVH, VRE

07:09 | 07/04/2019
Chia sẻ
Tuần qua (1-5/4), VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) không bán ra cổ phiếu nào nhưng khối lượng mua vào khá khiêm tốn. BVH được mua nhiều nhất với hơn 100.000 cp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần diễn biến giằng co và chưa cho thấy tín hiệu hồi phục rõ ràng. Thanh khoản còn ở mức thấp dù khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng. 

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 4 chiết khấu mạnh so với VN30 gần 16,7 điểm cho thấy nhà đầu tư vẫn đang nghiêng về việc thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh. Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), thị trường hồi phục về mặt điểm số nhưng thanh khoản lại suy giảm nên xu hướng vẫn tiềm ẩn rủi ro, nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn này.

Thị trường giằng co, VNM ETF vẫn tích cực gom BVH, VRE - Ảnh 1.

Nguồn: VNDirect

Đối với hoạt động của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục được mua vào nhưng khối lượng không quá lớn. Trong đó, cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt được mua vào nhiều nhất, theo sau là VRE (CTCP Vincom Retail), SBT (CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa)... Đáng chú ý, VNM ETF không có hoạt động bán ra cổ phiếu nào.

Thị trường giằng co, VNM ETF vẫn tích cực gom BVH, VRE - Ảnh 2.

Chênh lệch khối lượng cổ phiếu nắm giữ trong danh mục của VNM ETF tuần qua (1-5/4). Nguồn: NH tổng hợp

Kết phiên 31/3, tổng giá trị tài sản ròng của VanEck Vectors Vietnam ETF ghi nhận 425,1 triệu USD, tăng 9,6 triệu USD so với cuối tuần trước. Giá chứng chỉ quỹ đạt 17,09 USD/ccq.

Thị trường giằng co, VNM ETF vẫn tích cực gom BVH, VRE - Ảnh 3.

Khối lượng nắm giữ và tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục VNM ETF tại ngày 5/4/2019. Nguồn: NH tổng hợp

Nhật Huyền

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.