|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường giảm trên diện rộng, VN-Index mất hơn 5 điểm

10:33 | 13/12/2016
Chia sẻ
DLG, HAR, HQC, KSH, KLF là các cổ phiếu dư bán sàn lượng lớn sáng nay. Cổ phiếu bia Sabeco và Habeco đi ngược thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 0,76% xuống 654,66 điểm. Giá trị giao dịch 2.371 tỷ đồng, khối lượng 135 triệu cổ phiếu.

HNX-Index giảm 1,15% xuống 77,88 điểm. Khối lượng giao dịch 37,5 triệu cổ phiếu, giá trị 327 tỷ đồng, giảm so với các phiên trước.

Cổ phiếu của Sabeco tiếp tục tăng trần nhưng lượng dư mua giảm so với các phiên trước. Giá SAB hôm nay đã lên 184.800 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, cổ phiếu bia Habeco cũng tăng trần lên 161.200 đồng.

VNM giảm 2.700 đồng, BVH giảm 500 đồng, MSN giảm 2.000 đồng, ROS giảm 7.200 đồng.

HQC vẫn là cổ phiếu dư bán sàn lớn nhất. Ngoài ra, CDO, FLC, DLG, HAR, KSH, TTF, KLF hôm nay cũng đóng cửa tại giá sàn.

----------------------

Phiên giao dịch sáng 13/12, thị trường chứng khoán đi ngang trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, VN-Index vẫn tăng điểm 0,11% nhờ cổ phiếu SAB tăng trần, trong khi HNX-Index giảm 0,16%.

Thanh khoản thị trường ở mức thấp, hiện đạt 48 triệu cổ phiếu, giá trị gần 700 tỷ đồng.

VNM tăng nhẹ 100 đồng, GAS tăng 300 đồng trong khi VIC giảm 250 đồng, MSN giảm 500 đồng, BVH giảm 500 đồng.

Hàng loạt cổ phiếu tiếp tục bị bán tháo giá sàn, như DLG, HAR, HQC, KSH. Trong đó, HQC dư bán hơn 81 triệu cổ phiếu, KSH gần 1 triệu cổ phiếu, HAR trên 3 triệu cổ phiếu.

Sàn Hà Nội có KLF dư bán 2,1 triệu cổ phiếu giá sàn.

ROS sáng nay giảm 5.100 đồng xuống 102.900 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã xuống vị trí thứ 2 trong danh sách người giàu sàn chứng khoán, trả lại ngôi vị số 1 cho ông Phạm Nhật Vượng.

Theo các công ty chứng khoán, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và duy trì tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục.

Gia Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.