|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Doanh nghiệp ứng phó ra sao trước các vấn đề pháp lí phát sinh từ đại dịch?

07:32 | 02/05/2020
Chia sẻ
Dịch bệnh COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp không chỉ gặp khó khăn trong kinh doanh mà còn đối mặt nhiều vấn đề pháp lí phát sinh.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Những vấn đề pháp lí của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 1/5, luật sư Trần Thanh Tùng cho biết với một đại dịch mang tính toàn cầu như COVID-19, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro liên quan tới hợp đồng với các đối tác ở cả đầu vào và đầu ra.

Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào khó khăn khi bạn hàng từ Trung Quốc không giao hàng làm thiếu hụt nguyên liệu và không thể có đủ thành phẩm để đáp ứng các đơn hàng đã kí trước đó.

Thêm vào đó khi Chính phủ đưa ra các phương án chống dịch với việc giãn cách xã hội khiến doanh nghiệp bị xáo trộn nghiêm trọng. Từ việc kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự dẫn đến nguy cơ sụp đổ vì dừng hoạt động. Theo bản báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quí 1, có đến 40.000 doanh nghiệp giải thể, đó là chưa kể doanh nghiệp hoạt đọng cầm chừng. Số doanh nghiệp thành lập mới thì rất ít.

"Về pháp lí, các rủi ro liên quan đến hợp đồng đầu vào nếu bị ngắt thì phải làm sao? Thương lượng giãn tiến độ hay ngắt hợp đồng, hay tìm nhà cung cấp mới. Cho nhân viên nghỉ không lương. Đến nay doanh nghiệp mới khởi động lại thì ảnh hưởng của nó còn dài hạn chứ không ngắn hạn", ông Tùng phân tích.

Những thực trạng kinh doanh thì nó đều qui về pháp lí, doanh nghiệp có thể tạm dừng hợp đồng vì bất khả kháng (gồm ba yếu tố tác động khách quan, bất khả kháng và không thể khắc phục). Trong ba yếu tố này, chỉ tranh cãi vào yếu tố chứng minh không có khả năng khắc phục, doanh nghiệp phải chứng minh được để áp dụng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng.

Doanh nghiệp ứng phó ra sao trước các vấn đề pháp lí phát sinh từ đại dịch? - Ảnh 1.

Buổi tọa đàm trực tuyến “Những vấn đề pháp lí của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch”. (Nguồn: TBKTSG).

Đồng tình với ông Tùng về việc xem COVID-19 như là điều bất khả kháng, nhưng luật sư sư Võ Quốc Sơn, thành viên Đoàn Luật sư TP HCM cũng cho rằng trong thực tế triển khai điều khoản này thì gặp vô vàn khó khăn vì phải đặt trong một hợp đồng cụ thể mới xác định được.

Để chứng minh được không thể thực hiện hợp đồng cũng phải là một nghệ thuật, trong đó có quyền lực mềm, cách thuyết phục. Phải có tính khách quan mới giải quyết được nguyện vọng của mình.

"Ví dụ như hợp đồng vay và thuê mặt bằng. Hệ thống luật trong nước và quốc tế đã có cả rồi. Tuy nhiên nếu trong trường hợp gặp các vấn đề khó khăn tài chính, suy giảm thu nhập… rất khó để đối tác giảm nghĩa vụ, rất khó chấp nhận là lí do hợp lí.

Anh phải chứng minh được hậu quả mặt bằng không giải quyết được. Do đó không thể thực hiện được hợp đồng này. Về lí thì được nhưng phải theo điều kiện của mình. Về tình thì có thuyết phục được không vì lí do bất khả kháng", ông Sơn nói.

Thu Hoài

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.