|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng quyền (27 - 29/4): Nhiều mã giảm sâu, nhóm chứng quyền mới tăng mạnh

08:25 | 03/05/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng quyền tuần cuối tháng 4 diễn biến phân hóa với nhiều cơ hội "ăn bằng lần" tại nhóm chứng quyền mới được giao dịch, trong khi đó nhiều mã vẫn tiếp tục giảm sâu.

VNDirect đưa vào giao dịch 6 mã chứng quyền mới, MBS đáo hạn 3 mã chứng quyền

Trong tuần giao dịch vừa qua (27 - 29/4), CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) đưa vào giao dịch chính thức thêm 6 mã chứng quyền có bảo đảm dựa trên các cổ phiếu HPG, PNJ, MWG, FPT, MBB, và REE. Đây cũng là những chứng quyền đầu tiên được chào bán trong năm 2020 của VNDirect.

Trong đợt này, VNDirect phát hành thêm tổng cộng 8,5 triệu chứng quyền. Trong đó, các chứng quyền HPG, PNJ, MWG có kì hạn 6 tháng, đáo hạn vào ngày 1/10/2020; ba chứng quyền còn lại gồm FPT, MBB, REE có cùng kì hạn 3 tháng, đáo hạn vào ngày 1/7/2020.

Trong số các chứng quyền mới được phát hành, chỉ có mã CHPG2005 ở trong trạng thái lãi vị thế 1,9%; trong khi các mã còn lại đều tạm lỗ vị thế. Chứng quyền tạm lỗ nhiều nhất là CPNJ2002 với tỉ lệ 22,9%.

g - Ảnh 2.

VNDirect đưa vào giao dịch thêm 6 mã chứng quyền mới, MBS đáo hạn 3 mã chứng quyền. Nguồn: HOSE.

Cũng trong tuần vừa qua, 3 mã chứng quyền do CTCP Chứng khoán MB (Mã: MBS) đã ngừng giao dịch do sắp đến ngày đáo hạn.

Ghi nhận tại ngày giao dịch cuối cùng, cả ba mã này đều ở trong trạng thái lỗ vị thế. Trong đó, chứng quyền CHPG2003 lỗ 8,1%; hai mã CGMD1901 và CVNM1905 lỗ lần lượt 40,8% và 34,8%.

Xuất hiện nhiều cơ hội "ăn bằng lần" tại nhóm chứng quyền mới phát hành

Về diễn biến trong tuần qua, thị trường chứng quyền chứng kiến xu hướng kém tích cực với sự giằng co trên thị trường chứng khoán cơ sở. Toàn thị trường ghi nhận 36 mã giảm so với 12 mã tăng giá, dù vậy vẫn xuất hiện nhiều cơ hội "ăn bằng lần".

Cụ thể, nhóm chứng quyền mới được giao dịch của VNDirect ghi nhận diễn biến khởi sắc khi các cổ phiếu cơ sở đều hồi phục trở lại.

g - Ảnh 3.

Top10 chứng quyền tăng giá nhiều nhất tuần 27 - 30/4, trong đó nhiều chứng quyền mới phát hành xuất hiện cơ hội "ăn bằng lần". Nguồn: HOSE.

Kể từ đầu tháng 4/2020, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát liên tục hồi phục, đặc biệt sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh quí I/2020 với doanh thu 19.450 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.305 tỉ đồng, tương ứng tăng 28% và 27% so với cùng kì 2019.

Cùng với đó, chứng quyền HPG cũng giao dịch khởi sắc trong hai tuần gần đây. Riêng trong tuần qua, mã CHPG2005 mới được đưa vào giao dịch đã liên tục bứt phá, theo đó trở thành mã tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng gần 158% từ 2.100 đồng/cw lên 5.410 đồng/cw.

Tương tự, chứng quyền CMWG2005 và CFPT2005 cũng đem lại hiệu suất bằng lần với mức tăng lần lượt 142% và 141,38%. Các chứng quyền còn lại trong đợt phát hành mới gồm CMBB2004, CPNJ2002 và REE2002 cũng đều chứng kiến lợi suất ở mức hai con số.

Chứng quyền CROS2001, với sự sôi động của cổ phiếu "họ FLC" sau thông tin sáp nhập GAB, AMD và ROS, cũng giao dịch khởi sắc khi tăng 33,33% từ 110 đồng/cw lên 120 đồng/cw.

Ngoài ra, một số mã chứng quyền cũng ghi nhận xu hướng tích cực trong tuần qua như CMWG2002, CNVL2001 và CFPT2003 với mức tăng giá từ 4% đến 9%.

Nhiều mã giảm sâu

Mặc dù nhiều cơ hội "ăn bằng lần" xuất hiện, thị trường chứng quyền vẫn chứng kiến nhiều mã tiếp tục giảm sâu trong tuần qua.

Điển hình, chứng quyền CTCB2002 mất một nửa giá trị khi rơi từ 40 đồng/cw xuống còn 20 đồng/cw. Chứng quyền ngân hàng khác là CHDB2004 cũng chứng kiến mức giảm 33,33% xuống còn 20 đồng/cw.

g - Ảnh 4.

Top10 chứng quyền giảm giá mạnh nhất tuần 27 - 30/4. Nguồn: HOSE.

Chứng quyền "họ Vingroup" cũng trải qua thêm một tuần giao dịch kém sắc với hai mã CVIC1903 và CVRE2002 cùng giảm 25% xuống lần lượt 30 đồng/cw và 60 đồng/cw.

Trái với chứng quyền CHPG2005 của VNDirect, các mã khác trong nhóm chứng quyền HPG đồng loạt quay đầu điều chỉnh, trong đó mã CHPG1909 chỉnh sâu nhất với gần 31%; hai mã CHPG2001 và CHPG2004 mất lần lượt gần 18% và 22%.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng

Trong tuần giao dịch vừa qua, do mất hai ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 17 triệu đơn vị, bằng một nửa so với tuần trước; khối lượng giao dịch cũng giảm hơn 23% xuống còn hơn 9 tỉ đồng.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng dù mức độ bán thấp hơn so với các tuần trước.

Theo đó, khối ngoại bán ra 3,7 triệu đơn vị, tương đương giá trị bán 2,1 tỉ đồng, chiếm khoảng 23% thanh khoản thị trường. Ngược lại, khối này mua vào chỉ hơn 2,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 1,3 tỉ đồng. Giá trị bán ròng ở mức 0,76 tỉ đồng.

g - Ảnh 5.

Khối ngoại tiếp tục ghi nhận thêm tuần bán ròng. Nguồn: HOSE.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Sơn Tùng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.