|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng quyền tuần (20 - 24/4): Giao dịch phân hóa, khối ngoại liên tiếp bán ròng

20:06 | 26/04/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng quyền tuần qua chứng kiến sự biến động lớn với ưu thế nghiêng về chiều giảm giá. Trong đó, nhóm chứng quyền HPG giao dịch khởi sắc, ngược lại nhóm ngân hàng đều giảm sâu.
g - Ảnh 1.

Chứng khoán SSI phát hành thêm hai chứng quyền MBB mới. Ảnh: Sơn Tùng.

Chứng khoán SSI đưa vào giao dịch thêm 4 chứng quyền mới

Trong tuần giao dịch vừa qua, có 10 mã chứng quyền đã dừng giao dịch do sắp đến ngày đáo hạn, bao gồm 2 chứng quyền của Chứng khoán MB (MBS) và 8 mã của Chứng khoán SSI.

Ghi nhận tại thời điểm đáo hạn, tất cả chứng quyền này đều ở trong trạng thái lỗ vị thế. Đơn cử, hai chứng quyền CMWG2003 và CPNJ2001 của MBS lỗ lần lượt 36,1% và 37%. Một số chứng quyền của SSI cũng lỗ trên 30% như CMBB1903, CVHM1902 và CVIC1902.

Trong khi đó, chứng quyền có mức lỗ thấp nhất là CHPG190 của SSI cũng ở mức 12,3%.

g - Ảnh 2.

Các chứng quyền đáo hạn và giao dịch mới trong tuần qua đều ở trong trạng thái lỗ vị thế. Nguồn: HOSE.

Ngay sau khi đáo hạn 10 chứng quyền, Chứng khoán SSI đã đưa thêm 4 mã chứng quyền mới vào giao dịch. Các chứng quyền được xây dựng dựa trên cổ phiếu của FPT và MBBank với cùng tỉ lệ chuyển đổi 1:1, bao gồm hai kì hạn 4 tháng và 7 tháng.

Tương tự các chứng quyền đáo hạn, những mã vừa được giao dịch này cũng ghi nhận trạng thái lỗ vị thế ở mức hai con số.

Cụ thể, với giá phát hành 2.000 đồng/cw và giá thực hiện 18.000 đồng cho mỗi cổ phiếu MBB, chứng quyền MBB1903 đang tạm lỗ vị thế 19,8%. Chứng quyền MBB còn lại cũng tạm lỗ 16,8%.

Tương tự với nhóm FPT, chứng quyền kì hạn 4 tháng tạm lỗ 7,4% còn chứng quyền kì hạn 7 tháng đang tạm lỗ vị thế 11%.

Thị trường biến động mạnh với sự phân hóa

Về diễn biến trong tuần qua, thị trường chứng quyền chứng kiến sự biến động lớn với ưu thế nghiêng về chiều giảm giá. Toàn thị trường ghi nhận 11 mã tăng giá, 37 mã giảm giá và 1 mã giữ giá ổn định.

Ở chiều tăng giá, chứng quyền CDPM2001 dẫn đầu với mức tăng 66,67% từ 840 đồng/cw lên 1.400 đồng/cw. Chứng quyền DPM khác là CDPM1902 cũng đạt lợi suất 20,65%.

Sự hồi phục nhóm cổ phiếu phân bón và cổ phiếu DPM là động lực tăng giá của chứng quyền này. Cổ phiếu DPM ghi nhận mức tăng hơn 8% trong tuần qua lên 14.500 đồng/cp.

Nhóm chứng quyền HPG cũng trải qua tuần giao dịch khởi sắc với mã CHPG2001 tăng 44,68%; hai mã CHPG2004 và CHPG1909 tăng lần lượt 36,36% và 30%. Chứng quyền CHPG2002 ghi nhận mức tăng 24,18%.

Hai chứng quyền FPT của Chứng khoán SSI mới được đưa vào giao dịch cũng chứng kiến sự sôi động. Chứng quyền CFPT2004 tăng 27,45% lên 6.500 đồng/cw còn chứng quyền CFPT2003 tăng 15,89% lên 8.460 đồng/cw.

Ngoài ra, top10 tăng giá có sự góp mặt của hai chứng quyền VNM là CVNM2001 và CVNM2002 với mức tăng lần lượt 13% và 13,98%.

g - Ảnh 3.

Top10 chứng quyền tăng giá mạnh nhất tuần 20 - 24/4. Nguồn: HOSE.

Ở chiều ngược lại, nhiều chứng quyền vẫn tiếp tục lao dốc trước diễn biến tiêu cực của các cổ phiếu cơ sở tương ứng.

Cổ phiếu VPB giảm 4,7% trong tuần qua, kéo theo chứng quền CVPB2004 bốc hơi hơn 68% giá trị xuống còn 120 đồng/cw. Hai chứng quyền TCB và CTCB2002 và CTCB2001 giảm lần lượt 50% và 36,36%. Các mã ngân hàng khác cũng ghi nhận sự kém sắc như CMBB2001 giảm 43,75% và CSTB2001 giảm 339%.

Hai chứng quyền sắp đáo hạn vào cuối tháng 4 là CGMD1901 và CVNM1905 cùng giảm 50% giá trị, hiện đã rơi về mức giá thấp nhất có thể giao dịch, chỉ vỏn vẹn 10 đồng/cw.

Ngoài ra, các chứng quyền VRE cũng chứng kiến xu hướng tiêu cực dù cổ phiếu này giữ giá ổn định trong tuần qua. Chứng quyền CVRE2002 giảm 52,94% xuống 80 đồng/cw; chứng quyền CVRE2003 cũng giảm 38,13%.

g - Ảnh 4.

Top10 chứng quyền giám giá mạnh nhất trong tuần 20 - 24/4. Nguồn: HOSE.

Nước ngoài tiếp tục bán ròng với mức độ mạnh hơn

Với sự phân hóa diễn ra tại các nhóm chứng quyền, thanh khoản thị trường cũng ghi nhận sự trái chiều với khối lượng giao dịch giảm trong khi giá trị tăng.

Cụ thể, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 31,5 triệu đơn vị, giảm 15,7% so với tuần trước. Mặt khác, các chứng quyền vốn hóa lớn giao dịch khởi sắc giúp giá trị giao dịch tăng 4,1% lên 11,53 tỉ đồng.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng với mức độ mạnh hơn các tuần trước. Khối lượng bán ròng ở mức 3,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị bán ròng đạt 1,37 tỉ đồng.

g - Ảnh 5.

Nguồn: HOSE.

Sơn Tùng