|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng quyền tuần (6 - 10/4): Khối ngoại ngừng bán ròng, cơ hội ăn bằng lần xuất hiện, cao nhất tới 550%

17:01 | 12/04/2020
Chia sẻ
Sự hồi phục trên thị trường chứng quyền tuần 6 - 10/4 đã mang lại cơ hội "ăn bằng lần" cho nhà đầu tư mạo hiểm bắt đáy, cùng với đó nhà đầu nước ngoài cũng quay lại mua ròng dù mức độ chưa lớn.
Thị trường chứng quyền tuần (6 - 10/4): Khối ngoại ngừng bán ròng, cơ hội ăn bằng lần xuất hiện, cao nhất tới 550% - Ảnh 1.

Chứng quyền VRE giao dịch bùng nổ trong tuần 6 - 10/4 với nhiều cơ hội ăn bằng lần. Ảnh: Đan Nguyên.

Thị trường chứng quyền đồng loạt hồi phục với nhiều cơ hội ăn bằng lần

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu hồi phục mạnh mẽ sau khi OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng, thị trường chứng khoán trong nước đã liên tiếp hồi phục trong tuần qua, kéo theo đó là sự sôi động trên thị trường chứng quyền.

Cụ thể, thị trường chứng quyền chứng kiến sự khởi sắc trong tuần 6 - 10/4 với 34 mã tăng giá, 14 mã giảm giá và 7 mã giữ giá ổn định; mức tăng điểm trung bình lên tới 33,45%. Sự hồi phục được ghi nhận rõ nét nhất tại các cổ phiếu "họ Vingroup" và nhóm ngân hàng.

Thị trường chứng quyền tuần (6 - 10/4): Khối ngoại ngừng bán ròng, cơ hội ăn bằng lần xuất hiện, cao nhất tới 550% - Ảnh 2.

Top10 chứng quyền tăng mạnh nhất tuần 6 - 10/4 với nhiều cơ hội ăn bằng lần. Nguồn: HOSE.

Chứng quyền CHPG1907 dẫn đầu đà tăng giá với mức tăng gấp 6,5 lần từ 20 đồng/cw lên 130 đồng/cp. Sự hồi phục bền bỉ của cổ phiếu HPG cùng với thông tin tích cực trong hoạt động kinh doanh là động lực bứt phá của chứng quyền này.

Theo ước tính của CTCP Chứng khoán HSC, Tập đoàn Hòa Phát bất ngờ đạt sản lượng tiêu thụ thép xây dựng cao kỉ lục trong tháng 3, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 cũng như các biện pháp hạn chế đi lại tại Việt Nam.

Sau khi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng chậm trong tháng 1 và tháng 2 năm nay, sản lượng tiêu thụ tháng 3 của Hòa Phát vọt lên mức kỉ lục 351.000 tấn thép xây dựng, tăng 71,2% so với tháng liền trước và 42,2% so với cùng kì năm ngoái.

Chứng quyền VRE cũng xuất hiện 3 mã trong top10 tăng giá. Trong đó, chứng quyền CVRE2001 tăng 130,77% từ 130 đồng/cw lên 300 đồng/cw; hai mã CVRE2003 và CVRE2002 tăng lần lượt 88,33% và 75%. Một chứng quyền khác trong "họ Vingroup" là CVHM2001 cũng ghi nhận lợi suất 97,8% từ 910 đồng/cw lên 1.800 đồng/cw.

Với sự hồi phục của nhóm hàng không, chứng quyền CVJC2001 ghi nhận sự khởi sắc với mức tăng gấp đôi từ 640 đồng/cw lên 1.300 đồng/cp.

Ngoài ra, nhóm ngân hàng mặc dù chỉ có CTCB1901 trong top10 tăng giá nhưng cũng đồng loạt với mức tăng trung bình đều ở mức hai con số.

Nhóm chứng quyền sắp đáo hạn giảm sâu

Ở chiều ngược lại, thị trường chứng quyền vẫn chứng kiến nhiều mã giảm sâu, thậm chí rơi về mức giá thấp thấp có thể giao dịch, trong đó tập trung chủ yếu tại nhóm chứng quyền sắp đáo hạn trong tháng 4 này.

Ngày 22/4 tới đây, có 6 chứng quyền sẽ đáo hạn gồm 1 chứng quyền Chứng khoán MBS và 5 chứng quyền của Chứng khoán SSI. Các mã này đều tiếp tục lao dốc trong tuần vừa qua và giảm về vùng giá thấp nhất lịch sử, cá biệt chứng quyền CPNJ2001 giảm 2/3 giá trị về còn vỏn vẹn 10 đồng/cw, đúng bằng một bước giá.

Các chứng quyền của SSI đều chứng kiến sự kém sắc trong tuần qua. Trong nhóm sắp đáo hạn, chứng quyền CMBB1903 mất một nửa giá trị về còn 20 đồng/cw, các mã khác đều giảm từ 20% như CVNM1903, CVIC1902, CVHM1902 đến trên 40% như CFPT1905.

Nhóm còn lại, các mã cũng chứng kiến mức giảm giá hai con số, gồm chứng quyền CMWG2004 và hai mã ngân hàng CVPB2004, CTCB2002.

Chứng quyền CROS2001 của Chứng khoán KIS quay đầu giảm 12,5% xuống 70 đồng/cw.

Mới đây, Hội đồng quản trị FLC Faros đã thông qua kế hoạch sáp nhập vào CTCP Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (Mã: GAB). Hội đồng quản trị của GAB cũng đã đồng ý với đề xuất này. Kế hoạch sáp nhập sẽ được trình lên các cuộc họp đại hội cổ đông gần nhất của hai công ty để thảo luận và biểu quyết.

Thị trường chứng quyền tuần (6 - 10/4): Khối ngoại ngừng bán ròng, cơ hội ăn bằng lần xuất hiện, cao nhất tới 550% - Ảnh 3.

Top10 chứng quyền giảm mạnh nhất tuần 6 - 10/4, đa số là các chứng quyền sắp đáo hạn. Nguồn: HOSE.

Trong tuần vừa qua, thị trường cũng ghi nhận một số chứng quyền đáo hạn của Chứng khoán HSC, MBS và VPB. Các chứng quyền này đều đáo hạn trong trạng thái lỗ vị thế sau diễn biến tiêu cực của thị trường trong những tháng vừa qua.

Trong đó, Chứng khoán VPS sau khi đáo hạn mã CVPB2002 sẽ tiếp tục không còn mã nào đang giao dịch. VPS hiện chưa công bố kế hoạch phát hành mới.

Thị trường chứng quyền tuần (6 - 10/4): Khối ngoại ngừng bán ròng, cơ hội ăn bằng lần xuất hiện, cao nhất tới 550% - Ảnh 4.

Các chứng quyền đáo hạn trong tuần vừa qua. Nguồn: HOSE.

Khối ngoại ngừng bán ròng

Sự tích cực trên thị trường chứng quyền tuần qua cũng được ghi nhận qua thanh khoản cải thiện và động thái ngừng bán ròng đến từ khối ngoại.

Cụ thể, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 34,7 triệu đơn vị, tăng 29,3% so với tuần trước. Trong khi đó, với sự bứt phá của nhiều chứng quyền, giá trị giao dịch tăng gấp 2,5 lần lên gần 11 tỉ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, mức độ bán ròng đã giảm đáng kể chỉ còn 70.200 đơn vị. Ngược lại,xét về giá trị giao dịch, khối ngoại đã mua ròng 0,21 tỉ đồng.

Thị trường chứng quyền tuần (6 - 10/4): Khối ngoại ngừng bán ròng, cơ hội ăn bằng lần xuất hiện, cao nhất tới 550% - Ảnh 5.

Nguồn: HOSE.

Đan Nguyên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.