Thị trường chứng khoán đang bước vào khu vực nguy hiểm
Trên thực tế, chỉ số niềm tin nhà đầu tư vừa cho thấy tín hiệu về sự quá nóng của thị trường chứng khoán sau những phiên tăng kỷ lục gần đây. Khảo sát Investors Intelligence đo lường tâm lý của hơn 100 nhà đầu tư chuyên nghiệp cho thấy 56,2% trong số họ tin tưởng vào đợt tăng trưởng hơn 20% của thị trường chứng khoán. Đây là kết quả cao một cách bất thường.
Biên tập John Gray của bản tin Investors Intelligence cho rằng tỷ lệ 56,2% có thể được coi là “mức độ nguy hiểm” bởi khi niềm tin các nhà đầu tư tăng cao đồng nghĩa với việc thị trường sẽ đi theo chiều hướng khác trong ngắn hạn.
Ông John Gray
Ông Gray cho biết khi tỷ lệ lạc quan vào thị trường cao hơn 55%, thị trường chứng khoán gần như chắc chắn sẽ có đợt điều chỉnh. Điều này đã xảy ra vào tháng 2/2015 và tháng 4/2015. Khi đó, chỉ số S&P 500 của Mỹ đang trên đà tăng bỗng giảm một mạch 15% trong chỉ trong vòng 12 tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu xét theo những điều kiện thị trường hiện nay, đợt tăng trưởng này của thị trường chứng khoán vẫn còn khả năng tăng.
Kể từ đầu tháng 7, đã có hơn 50% các nhà đầu tư tin vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Theo ông Gray, đà tăng này có thể giúp thị trường đạt mức đỉnh cao hơn nhiều so với những gì đã đạt được trong năm 2015.
Theo kết quả của cuộc khảo sát, có 20% số nhà đầu tư được hỏi cho rằng thị trường sẽ giảm sâu và rơi vào “thị trường gấu” (tức giảm hơn 20%). Như vậy, khoảng cách giữa các nhà đầu tư lạc quan và bi quan là 36,2%.
Ông Gray cho biết, khi khoảng cách này cao hơn 30% tức là rủi ro trên thị trường đang tăng cao và khi tăng lên trên 40%, thị trường đang gặp nguy hiểm.
Nhìn chung, lý do để những nhà đầu tư tin rằng thị trường có thể giảm 20% là việc các nền kinh tế trên thế giới đang tăng trưởng yếu và dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sẽ sớm sụt giảm. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư này còn cho rằng việc thị trường chứng khoán tăng trưởng hơn 20% trong 7 năm liên tiếp là sự kiện bất thường.
Trong số những người bi quan vào thị trường, có những cái tên hàng đầu như Carl Icahn, George Soros à David Tepper.
Tuy nhiên, đợt tăng trưởng dài thứ 2 trong lịch sử thị trường chứng khoán này chưa có có dấu hiệu gì rằng sẽ dừng lại. Chỉ số S&P 500 đã tăng 6,3% trong năm 2016 và đã tăng 227% kể từ khi bắt đáy cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 3/2009.
Niềm tin của các nhà đầu tư đã tăng trong bối cảnh những tín hiệu mâu thuẫn liên tục xuất hiện.
Cả 3 chỉ số chứng khoán lớn nhất của Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và NASDAQ đã cùng đạt đỉnh trong phiên giao dịch ngày 11/8. Theo S&P Global Market Intelligence, đây là dấu hiệu về những chuyến biến tiêu cực trên thị trường sẽ diễn ra trong vòng 12 tháng tới.
Trong phiên giao dịch ngày 12/8, 80% các tiểu ngành của chỉ số S&P 1500 đều đã tăng cao hơn đường trung bình 50 ngày. Đây thực sự là một dấu hiệu tốt cho thấy thị trường sẽ tăng cao trong những tuần sắp tới.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tỏ ra ít lạc quan hơn so với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Theo cuộc khảo sát mới nhất của American Association of Inpidual Investors, chỉ có 31,3% các nhà đầu tư bán lẻ tin rằng thị trường sẽ tăng trên 20% và 26,8% đặt cược rằng thị trường sẽ giảm hơn 20%. 42% còn lại cho rằng thị trường sẽ không có nhiều dao động mạnh trong vòng 6 tháng tới.
Kết quả này phản ánh dòng tiền ra vào của các quỹ trong thời gian gần đây. Các quỹ tương hỗ, chủ yếu là bán lẻ, đã rút gần 33 tỷ USD ra khỏi các quỹ đầu tư vào tháng trước. Trong khi đó, các quỹ giao dịch ETF lại có xu hướng giống các nhà đầu tư chuyên nghiệp khi đổ thêm vào thị trường 33,8 tỷ USD.