|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (9/6): Diễn biến phân hóa, VN-Index giảm như có như không, nhóm thép, điện, xây dựng ngược dòng khởi sắc

15:00 | 09/06/2022
Chia sẻ
Tương tự phiên sáng nay, thị trường phiên chiều vẫn vận động quanh khu vực tham chiếu và ngay trên vùng nền mới 1.300 kèm các nhịp rung lắc. Điểm khác biệt là chỉ số chính giao dịch trong vùng giá đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch và kết phiên với mức giảm như có như không.

Đóng cửa, VN-Index giảm 0,11 điểm (0,01%) còn 1.307,8 điểm, HNX-Index tăng 1,81 điểm (0,58%) lên 312,74 điểm, UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (0,12%) xuống 94,89 điểm.

Diễn biến VN-Index kết phiên 9/6. (Nguồn: VNDirect). 

Tương tự phiên sáng nay, thị trường phiên chiều vẫn vận động quanh khu vực tham chiếu và ngay trên vùng nền mới 1.300 kèm các nhịp rung lắc. Điểm khác biệt là chỉ số chính giao dịch trong vùng giá đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch và kết phiên với mức giảm như có như không.

VN-Index dừng chân ở mốc 1.307,8, giảm 0,11 điểm với thanh khoản giảm sụt giảm nhẹ. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 16.042 tỷ đồng, tương đương 591,3 triệu đơn vị cổ phiếu được mua - bán. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản đạt trên 12.680 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với phiên trước.

Thị trường phiên nay diễn ra theo chiều hướng giằng co với những nhịp giảm và hồi phục đan xen nhau. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu thép, điện, xây dựng & vật liệu,... và phân hóa ở số cổ phiếu riêng lẻ.

Ngày mai là phiên cuối tuần và cũng là phiên xác lập điểm đóng nến chart tuần của VN-Index, nếu mai thị trường vẫn đóng trên 1.300 điểm thì nhịp hồi phục được kỳ vọng sẽ duy trì với thời gian dài hơn. 

Tính dến 14h00, VN-Index giảm 3,06 điểm (0,23%) còn 1.304,85 điểm, VN30-Index giảm  2,76 điểm (0,2%) về 1.339,27 điểm.

Thị trường có nhịp test vùng 1.300 điểm lần thứ hai và lực cầu đối ứng tại đây đang nỗ lực nâng đỡ chỉ số. Thanh khoản phiên nay thấp và đang hụt hơn 2.000 tỷ đồng so với hôm qua. Dòng tiền tiếp tục tập trung chủ yếu vào nhóm thép, dầu khí, vật liệu xây dựng,... và chưa xuất hiện gương mặt nào mới.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,21 điểm (0,17%) về 1.305,70 điểm, HNX-Index tăng 0,48 điểm (0,15%) đạt 311,41 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,07%) về 94,93 điểm.

 Diễn biến VN-Index kết phiên sáng ngày 9/6. (Nguồn: VNDirect).

Hàng loạt mã vốn hóa lớn giảm giá trong khi nhóm ngân hàng nới rộng đà giảm khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ phiên sáng nay. Nhìn chung thị trường liên tục diễn biến giằng co trong biên độ hẹp, điểm sáng là VN-Index test thành công lực cung quanh ngưỡng 1.300 điểm.

Các cổ phiếu tác động lớn nhất đến đà giảm của thị trường tiếp tục là VCB, cùng với VHM, GAS, VNM. Các mã trụ và nhóm ngân hàng cũng là tác nhân chính khiến thị trường đỏ lửa như FPT, MSN, SAB, MWG, MBB, EIB, VIC, VJC, VIB.

Chiều ngược lại, đà tăng giá của HPG, GVR đóng vai trò trụ đỡ của thị trường. Một số mã vốn hóa trung bình cũng đóng vai trò nâng đỡ chỉ số như DXG, VGC, HSG, DCM, DPM, NKG.

Diễn biến giao dịch theo các ngành, ngoài ngân hàng, các ngành giảm giá phiên hôm nay còn có dầu khí, bất động sản, bán lẻ, sản xuất thực phẩm,... Trong khi đó, cổ phiếu thép, phân bón, hóa chất, xây dựng & vật liệu, điện đi ngược thị trường chung. Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch trong phiên sáng nay đạt gần 314,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 9.377 tỷ đồng. 

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 4,35 điểm (0,33%) lên 1.312,26 điểm, HNX-Index tăng 2,35 điểm (0,76%) đạt 313,28 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) đạt 95,26 điểm.

Thị trường chứng khoán sáng nay gặp áp lực điều chỉnh ngay sau phiên bùng nổ hôm qua. Dù vậy, lực cầu đối ứng khá tích cực đang giúp chỉ số cân bằng, thậm chí bật tăng trở lại. Theo dự báo của các công ty chứng khoán, đây là vùng điểm nhà đầu tư cần quan sát do áp lực bán tại vùng 1.310 khá mạnh.

Theo quan sát, cổ phiếu ngành thép giao dịch khởi sắc sau chuỗi điều chỉnh, điển hình như HSG, NKG và TLH tăng kịch trần. Trong khi ông lớn HPG cũng bật tăng 4,1% lên 34.250 đồng,cp, TVN (+8%), VGS (+6,8%), POM (+4,7%), SMC (5,2%), HMC (+3,3%),...Tương tự sắc xanh cũng lan tỏa ở nhóm phân bón với DCM (+2,1%), DPM (+1,6%), LAS (+0,6%),...

Chiều ngược lại, cổ phiếu của các nhà băng là tác nhân chính gây áp lực điều chỉnh lên chỉ số. Xu hướng phân hóa tại nhóm này khá rõ nét với PGB, STB, ABB, BID, BVB, SHB, CTG,... giao dịch trên ngưỡng tham chiếu, trong khi đó EIB, HDB, VCB, aCB, VPB, LPB, TPB, TCB,... chìm trong sắc đỏ.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ kết phiên 8/6 trong sắc đỏ sau hai phiên tăng liên tiếp khi nhà đầu tư nhận thấy nhiều dấu hiệu về khả năng suy thoái kinh tế đang đến gần.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 269 điểm, tương đương 0,81%, và kết phiên gần 32.911 điểm. S&P 500 sụt 1,08% và đóng cửa ở gần 4.116 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng giảm 0,73%.

Thị trường đi xuống khi nhà đầu tư đón nhận nhiều thông tin tiêu cực từ các doanh nghiệp lớn cũng như các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Thu Thảo

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.