Thị trường chứng khoán 29/1: Ngân hàng dẫn sóng, VN-Index chinh phục thành công mốc 915 điểm
Nhận định thị trường chứng khoán 29/1: VN-Index có thể tiếp tục đi ngang |
Kết phiên, VN-Index tăng 3,75 điểm (0,41%) lên 915,93 điểm; HNX-Index tăng 0,05% lên 102,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09% lên 54,06 điểm.
Thị trường chứng khoán 29/1. Nguồn: Vietstock Finance |
Toàn thị trường ghi nhận 256 mã tăng, 261 mã giảm và 165 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 168 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.725 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên 24 triệu đơn vị, tương ứng 957 tỉ đồng.
Lực cầu tích cực phiên ATC giúp các chỉ số bứt phá, đặc biệt VN-Index đã chinh phục được mốc 915 điểm. Trong đó, VCB, CTG, BVH, VIC, VPB, MBB, MSN đóng góp tích cực nhất cho đà tăng của chỉ số. Nhóm ngân hàng đảo chiều khởi sắc vào cuối phiên giữ vai trò trụ đỡ chính. CTG dẫn đầu thanh khoản thị trường, đạt gần 6,6 triệu đơn vị.
Trong khi bất động sản không khả quan hơn thì nhóm chứng khoán đảo chiều tích cực. Các mã MBS, HCM, VCI, VND đều ghi nhận sắc xanh. ACL đại diện nhóm thủy sản tăng trần lên 42.300 đồng/cp.
Ngược lại, họ FLC gồm các mã FLC, ART, ROS giảm mạnh, HAI mất 5,2%, AMD với 6,5% và KLF chạm sàn.
Thị trường chứng khoán châu Á phiên 29/1. Nguồn: CNBC |
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch kém tích cực khi nhà đầu tư lo ngại kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và căng thẳng thương mại đè nén tâm lí của họ.
Chỉ số Shanghai composite giảm 0,1%, đóng cửa ở mức 2.594,25 điểm và Shenzen composite giảm 1,1%, đóng cửa ở mức 1.300,34 điểm. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm 0,26%.
Tuy nhiên, Nikkei 225 của Nhật Bản đã hồi phục và tăng lên mức 20.664,64 điểm trong khi chỉ số Topix tăng 0,1% để kết thúc tại 1.557,09 điểm. Cổ phiếu của Tập đoàn Softbank Nhật Bản tăng 1,54%.
Tính đến 14h, VN-Index tăng 0,06 điểm lên 912,24 điểm; HNX-Index giảm 0,36% xuống 101,94 điểm; UPCoM-Index giảm 0,12% còn 53,95 điểm. Lực cầu tiếp tục lan tỏa trong phiên chiều tuy nhiên còn khá yếu. CTG dẫn đầu nhóm VN30 với mức tăng 1,7%; theo sau là CII, DPM hơn 1,1%. Bên cạnh đó, TCM, VHC, POW, HCM, TCH, PDR vẫn giữ vững sắc xanh. Ngoài ra, hiện tượng phân hóa vẫn tiếp diễn tại các nhóm ngành.
Khối ngoại tích cực mua ròng, VN-Index giằng co trước ngưỡng 910 với thanh khoản yếu
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,72 điểm (0,3%) xuống 909,46 điểm; HNX-Index giảm 0,37% còn 101,94 điểm; UPCoM-Index giảm 0,12% còn 53,95 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 162 mã tăng, 276 mã giảm và 145 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 79 triệu đơn vị, tương ứng 1.731 tỉ đồng.
Lực cầu tăng nhẹ giúp các chỉ số nhích dần lên mốc tham chiếu. Trên sàn HOSE, POW dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 3 triệu đơn vị khớp lệnh. Bất động sản hồi phục, các mã như KBC, TCH, CII, LDG, KDH giao dịch tích cực. Bên cạnh đó, CTG, VPB của nhóm ngân hàng cũng tăng nhẹ. MPC lấy lại sắc xanh khi trăng 1,3% lên 46.300 đồng/cp.
Họ cổ phiếu FLC chìm trong sắc đỏ, ROS giảm 5,8%, AMD với 5,4%, thậm chí KLF chạm sàn về 1.600 đồng/cp. Khối ngoại mua ròng 99 tỉ đồng với khối lượng hơn 4,2 triệu đơn vị, tập trung vào POW (24 tỉ đồng), E1VFVN30 và VNM cùng được mua ròng hơn 12 tỉ đồng.
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 4,86 điểm (0,54%) xuống 907,22 điểm; HNX-Index giảm 0,72% còn 101,57 điểm; UPCoM-Index giảm 0,05% còn 53,99 điểm. BMP, VRE đều đảo chiều giảm điểm khi lực bán gia tăng mạnh hơn. Thay vào đó, nhóm VN30 ghi nhận sắc xanh của MSN và FPT. ROS là cổ phiếu giảm mạnh nhất (5,6%). Số ít mã bất động sản tăng điểm gồm VPH, TCH, NBB, VHM. Đáng chú ý, TCM cũng lấy lại sắc xanh sau khi giao dịch tiêu cực trước đó.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 3,08 điểm (0,34%) xuống 909,1 điểm; HNX-Index giảm 0,52% xuống 101,78 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18% còn 53,92 điểm.
Sắc xanh nhanh chóng biến mất đầu phiên trước áp lực bán gia tăng. GAS, SAB, VNM và các mã ngân hàng đồng loạt giảm điểm đã tác động bất lợi đến VN-Index. Riêng nhóm VN30 chỉ ghi nhận BMP, MSN, VRE với mức tăng không quá 1%. Các nhóm ngành còn lại đều giao dịch ảm đạm. Cổ phiếu ROS và AMD đều mất hơn 5%.
Một số mã tăng ngược thị trường và có thanh khoản tốt kể như ACL (5,7%), TTF (5,4%), AAM (4,1%), TVS (3,6%). Hiện tại, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục công bố kết quả kinh doanh năm 2018.
Sáng nay, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường 2019 để thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt; kế hoạch sản xuất kinh doanh 2019 và danh sách nhà đầu tư dự kiến chào bán cổ phần theo hình thức phát hành riêng lẻ. Cổ phiếu MPC vẫn đi ngang quanh tham chiếu và thanh khoản khá thấp.
Phố Wall ngày 28/1 giảm mạnh với chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 208,98 điểm xuống 24.528,22 điểm trong đó cổ phiếu của hãng sản xuất máy móc Caterpillar dẫn đầu đà giảm.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,8% còn 2.643,85 điểm khi nhóm ngành công nghệ, dịch vụ viễn thông và y tế giảm mạnh nhất. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,1% và đóng cửa ở 7.085,68 điểm với các cổ phiếu Microsoft, Apple, Amazon và Facebook cùng giảm trên 0,9%.