|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 23/1: Bluechip hồi phục, VN-Index vẫn gặp khó trước thử thách 910 điểm

15:00 | 23/01/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 23/1, lực cầu tích cực trong phiên chiều tại các mã vốn hóa lớn giúp hai sàn giữ sắc xanh. Tuy nhiên, do sự phân hóa vẫn hiện hữu, VN-Index chưa thể vượt mốc 910 điểm.
thi truong chung khoan 231 bluechip hoi phuc vn index van gap kho truoc thu thach 910 diem Nhận định thị trường chứng khoán 23/1: Giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trong biên độ 900-920 điểm
thi truong chung khoan 231 bluechip hoi phuc vn index van gap kho truoc thu thach 910 diem LDG dự kiến thu lãi gần 3.000 tỉ đồng từ dự án 171 ha Cam Ranh
thi truong chung khoan 231 bluechip hoi phuc vn index van gap kho truoc thu thach 910 diem Thị trường chứng khoán 24/1: Dòng tiền tích cực cuối phiên, VHM cản VN-Index chạm mốc 910

Kết phiên, VN-Index tăng 1,63 điểm (0,18%) lên 908,18 điểm; HNX-Index tăng 102,67 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06% lên 53,89 điểm.

thi truong chung khoan 231 bluechip hoi phuc vn index van gap kho truoc thu thach 910 diem
Diễn biến thị trường chứng khoán 23/1. Nguồn: Vietstock Finance

Toàn thị trường ghi nhận 276 mã tăng, 256 mã giảm và 176 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 177,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.404,6 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận hơn 24,5 triệu đơn vị, tương ứng 678 tỉ đồng. Cổ phiếu HPX được thỏa thuận hơn 4,5 triệu cổ phiếu với giá 26.800 đồng/cp, tương ứng 122,5 tỉ đồng.

Ngân hàng ghi nhận TPB bứt phá tăng 3,8%, theo sau là STB với 3,4%, CTG với 2%. Cổ phiếu STB và CII đều tăng mạnh nhất nhóm VN30 với hơn 3%. Ngược lại, CTD mất 4,1%, KDC với 3,6%, MSN giảm 2,6%.

Nhóm chứng khoán hồi phục nhẹ với HCM, CTS, MBS trong khi cổ phiếu hàng không gồm HVN, SCS, VJC, AST đồng thuận kết phiên với sắc xanh.

thi truong chung khoan 231 bluechip hoi phuc vn index van gap kho truoc thu thach 910 diem
Thị trường chứng khoán châu Á phiên 23/1. Nguồn: CNBC

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 23/1 trong bối cảnh không chắc chắn về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, sau thông tin Nhà Trắng đã hủy cuộc họp kế hoạch thương mại với Bắc Kinh trong tuần này.

Tại thị trường Trung Quốc, nhà đầu tư chứng kiến sự khởi sắc nhanh chóng hạ nhiệt vào cuối phiên. Shanghai composite ghi nhận mức tăng nhẹ, đóng cửa tại 2.581 điểm. Shenzen composite đã tăng 0,125% để kết thúc ngày giao dịch vào khoảng 1.316,28 điểm. Các quan chức từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư rằng, Bắc Kinh sẽ tăng chi tiêu tài khóa vào năm 2019 để củng cố nền kinh tế của đất nước.

Trung Quốc đã cung cấp khoảng 1.300 tỉ nhân dân tệ cắt giảm thuế và phí vào năm 2018, trong nỗ lực ngăn chặn sự tăng trưởng kinh tế của đất nước khi nước này bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại với Washington.

Tính đến 14h, VN-Index tăng 2,99 điểm (0,33%) lên 909,54 điểm; HNX-Index tăng 0,03% lên 102,56 điểm; UPCoM-Index giảm 0,35% xuống 53,68 điểm.

Thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index lấy lại sắc xanh sau khi các bluechip (VIC, CTG, HPG, VNM, GAS, VHM, BVH) bứt phá. STB dẫn đầu nhóm ngân hàng với mức tăng 3,8%. Bất động sản, điện, dệt may cũng phục hồi tích cực. Một số mã tăng trần nổi bật như ACL, NVT, NBB hay PPC, SRC, VHG, IDI, PAN, BCG tăng mạnh trên 4%.

CTG dẫn đầu thanh khoản, VN-Index giằng co mạnh quanh ngưỡng 906 điểm

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,45 điểm (0,05%) xuống 906,10 điểm; HNX-Index giảm 0,27% xuống 102,26 điểm; UPCoM-Index giảm 0,16% xuống 53,78 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 194 mã tăng, 246 mã giảm và 132 mã tham chiếu. Thanh khoản yếu khi khối lượng giao dịch chỉ đạt 98 triệu đơn vị, tương ứng 1.697 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 18,6 triệu đơn vị, tương ứng 341,6 tỉ đồng.

Diễn biến cuối phiên sáng không cho thấy dấu hiệu tích cực khi VN-Index vẫn giằng co mạnh quanh tham chiếu. CTG dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 3,2 triệu đơn vị khớp lệnh và dẫn đầu đà tăng nhóm ngân hàng.

Cổ phiếu ASM, ITA, OGC tăng tích cực trong phiên sáng với thanh khoản trung bình gần 2 triệu đơn vị. Nhóm chứng khoán, dầu khí, thép vẫn chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ HCM, HPG. PPC và PC1 của nhóm điện đã phục hồi với sắc xanh tích cực. Đồng thời, nhóm thủy sản (ACL, MPC, ANV) và dệt may (TCM, STK) cũng giữ vững đà tăng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 29 tỉ đồng trên HOSE, tập trung vào VNM (23 tỉ đồng), CTG (18 tỉ đồng), STB (16 tỉ đồng).

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 0,34 điểm (0,04%) lên 906,89 điểm; HNX-Index giảm 0,14% xuống 102,4 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02% lên 53,88 điểm. Dòng tiền tích cực trở lại thị trường nhưng các chỉ số vẫn giằng co mạnh với các nhịp tăng giảm đan xen. CTD và KDC giảm mạnh nhất nhóm VN30 khi cùng mất hơn 2%. Các nhóm ngành vẫn duy trì diễn biến như đầu phiên, cổ phiếu HCM, PLX đảo chiều giảm điểm. Nhóm cổ phiếu họ FLC phân hóa rõ nét với ART tăng trần, KLF chạm sàn, các mã còn lại (FLC, AMD, ROS) giảm 1%.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 0,44 điểm (0,05%) xuống 906,11 điểm; HNX-Index chạm mốc tham chiếu tại 102,53 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15% lên 53,94 điểm.

Thị trường chứng khoán trong nước chịu áp lực bán mạnh đầu phiên sau diễn biến tiêu cực từ phố Wall đêm qua. Lực cầu sau đó gia tăng trở lại nhưng chưa đủ để nâng hai sàn vượt mốc tham chiếu. Cổ phiếu CII lấy lại sắc xanh và dẫn đầu nhóm VN30 với mức tăng 1,3%, dù phiên hôm qua giảm mạnh.

Nhóm ngân hàng giao dịch ảm đạm với mức tăng dưới 0,6%. Bất động sản diễn biến tương tự, ngoại trừ NBB, ASM, DXG, ITA, HBC, HAG. Cổ phiếu LDG giảm nhẹ dù có thông tin dự kiến thu lãi gần 3.000 tỉ đồng từ dự án 171 ha Cam Ranh. Nhóm chứng khoán, dầu khí, giảm mạnh hơn, riêng HCM, PLX tăng nhẹ. Nhóm nhiệt điện cũng tiêu cực dù công bố kết quả kinh doanh khá tích cực.

Ngược lại, nhóm thủy sản và dệt may bứt phá gồm ACL tăng kịch trần, MPC, ANV, FCM, MPC, AAM, TCM, STK giao dịch khởi sắc. Mới đây, Mitsui, Hanwa và Royal Holdings lộ diện là ba nhà đầu tư muốn mua 76 triệu cổ phiếu MPC của Minh Phú theo hình thức phát hành riêng lẻ.

Phố Wall ngày 22/1 đồng loạt đi xuống trong bối cảnh số liệu kinh tế Trung Quốc kém khả quan và dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của IMF làm dấy lên lo ngại về một sự giảm tốc qui mô lớn.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 301,87 điểm xuống còn 24.404,48 điểm, dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu ngân hàng Goldman Sachs và hãng sản xuất máy Caterpillar.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,4% xuống còn 2.632,90 điểm, trong đó nhóm ngành dịch vụ viễn thông và công nghiệp tụt lại so với các ngành khác. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,9% và đóng cửa ở 7.020,36 điểm.

Xem thêm

Nhật Huyền