|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 22/11: VHM trụ vững, VN-Index tăng nhẹ cuối phiên

15:09 | 22/11/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 22/11, diễn biến phân hóa vẫn xảy ra tại các nhóm ngành. Tuy nhiên, đà tăng từ GAS, VNM, BID, BVH đã giúp hai sàn giữ được sắc xanh.
thi truong chung khoan 2211 vhm tru vung vn index tang nhe cuoi phien Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Xu hướng tăng điểm?

Kết phiên, VN-Index tăng 1,86 điểm (0,2%) lên 924,42 điểm; HNX-Index tăng 0,63% lên 104,55 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19% lên 52,16 điểm.

thi truong chung khoan 2211 vhm tru vung vn index tang nhe cuoi phien
Diễn biến thị trường chứng khoán 22/11. Nguồn: Vietstock Finance

Toàn thị trường ghi nhận 304 mã tăng, 280 mã giảm và 167 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 209 triệu đơn vị, tương ứng 4.823 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 41 triệu đơn vị, tương ứng 1.597 tỉ đồng.

Nhóm VN30 có số mã tăng giảm cân bằng. Trong đó, VPB dẫn đầu với mức tăng 3% lên 22.450 đồng/cp. Ngược lại, HSG mất 3%, HPG giảm 1,9%. Cổ phiếu QCG giao dịch với biên độ rộng và lấy lại sắc xanh với mức tăng 2,3% vào cuối phiên.

Nhóm dầu khí chịu áp lực bán tăng dần vào cuối phiên khi GAS, PVS, BSR, PVD đồng loạt giảm mạnh, PLX giữ giá tham chiếu. Ngân hàng cũng trong tình trạng phân hóa, trong đó VCB, CTG, BID đều giảm đáng kể.

thi truong chung khoan 2211 vhm tru vung vn index tang nhe cuoi phien [LIVE] Đấu giá cổ phần Vinaconex: Giá đấu cao nhất 28.900 đồng/cp, cao hơn thị giá 56%

Hôm nay diễn ra phiên đấu giá hơn 254,9 triệu cổ phần của SCIC tại Vinaconex. Đến 14h50, mức giá đấu cao nhất là 28.900 đồng/cp cho trọn lô 254,9 triệu cổ phiếu VCG do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chào bán, cao hơn gần 36% so với mức giá khởi điểm 21.300 đồng/cp và cao hơn 30% so với mức giá đấu cao tiếp theo 22.300 đồng/cp.

Cổ phiếu VCG biến động không quá lớn và dừng ở mức giá tham chiếu 18.500 đồng/cp kết phiên, thanh khoản hơn 1,6 triệu đơn vị.

Tính đến 14h, VN-Index tăng 3,11 điểm (0,34%) lên 925,7 điểm. Diễn biến phân hóa vẫn duy trì trong phiên chiều. Tuy nhiên, việc VHM tăng 2% giúp chỉ số giữ vững sắc xanh. Ngoài ra, VNM, MSN, BVH, GAS, BID cũng đóng vai trò tích cực. Một số mã tăng trần và gần trần kể như YBM, VHG, KMR, VSI, FCM.. Đáng chú ý, cổ phiếu QCG đã bật tăng 4,8% lên 6.350 đồng/cp sau khi giảm sàn vào phiên sáng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,6 điểm (0,17%) lên 924,16 điểm; HNX-Index tăng 1,08% lên 105,02 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29% lên 52,21 điểm.

Độ rộng thị trường 245 mã tăng, 220 mã giảm. Khối lượng giao dịch đạt 114 triệu đơn vị (2.470 tỉ đồng). Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 19,5 triệu đơn vị (701 tỉ đồng).

Gần cuối phiên sáng, sắc xanh vẫn được giữ vững tại hai sàn tuy nhiên sự giằng co và phân hóa còn hiện hữu. Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng ghi nhận CEO tăng 5,4%, DRH, NLG, DXG, HBC tăng nhẹ nhưng PDR, KDH, FCN, KBC giảm. Cổ phiếu QCG sau khi "chạm sàn" đã về lại mức giá 5.700 đồng/cp (-5,9%).

Dầu khí "hạ nhiệt" khi chỉ còn POW, OIL, GAS, PVX giao dịch tích cực. Ngoài ra, ngân hàng với số ít mã gồm LPB, ACB, SHB, STB tăng tích cực. Chứng khoán cũng trong tình trạng phân hóa, trong đó VCI, MBS, VDS, VND tăng điểm.

Khối ngoại bán ròng gần 19 tỉ đồng trên HOSE, tập trung vào VIC (36 tỉ đồng), HPG (18 tỉ đồng). Ngược lại, VNM được mua ròng nhiều nhất (16 tỉ đồng).

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 3,43 điểm (0,37%) lên 925,99 điểm; HNX-Index tăng 1,21% lên 105,17 điểm; UPCoM-Index tăng 0,46% lên 52,3 điểm.

Thị trường diễn biến giằng co mạnh, VN-Index có thời điểm lao dốc nhưng dòng tiền nhanh chóng quay trở lại kéo chỉ số. Các mã như VHM, GAS, BVH, VNM, BID, VRE có tác động tích cực nhất đến VN-Index. Ngược lại, VCB, ROS, HPG, SAB... giảm mạnh, QCG của Quốc Cường Gia Lai thậm chí còn giảm sàn, đây là phiên thứ hai cổ phiếu này chạm mức giá sàn sau thông tin ông Nguyễn Quốc Cường từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Quản trị.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 2,39 điểm (0,26%) lên 924,95 điểm; HNX-Index tăng 1,04% lên 104,97 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15% lên 52,11 điểm.

thi truong chung khoan 2211 vhm tru vung vn index tang nhe cuoi phien
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa với tâm lí tích cực bất chấp diễn biến trái chiều từ phố Wall và châu Á phiên hôm qua (21/11). Nhóm VN30 ghi nhận 15 mã tăng, nổi bật là MWG, VRE, CMP, CTD, NVL. Ngược lại, VIC, SBT, FPT... giảm nhẹ.

thi truong chung khoan 2211 vhm tru vung vn index tang nhe cuoi phien Vingroup rót hàng trăm tỉ lập 3 công ty công nghệ

Hiện tượng phân hóa vẫn xảy ra tại các nhóm ngành. Ngân hàng với MBB, VPB, NVB giảm nhẹ. Nhóm thép gồm TLH, NKG tăng nhưng HPG giảm, HSG, POM, VIS giá tham chiếu.

thi truong chung khoan 2211 vhm tru vung vn index tang nhe cuoi phien Hòa Phát dự chi 5.500 tỉ đồng tăng vốn cho hai công ty con

Trong khi đó, nhóm chứng khoán và dầu khí giao dịch tích cực, nổi bật gồm VND, VCI, OIL, POW, PVD...Giá xăng dầu hôm nay bắt đầu phục hồi trở lại mặc dù dự liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước tăng 4,85 triệu thùng. Tại thời điểm 6h59 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI đi ngang ở mức 54,6 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng nhẹ lên 63,4 USD/thùng.

Chứng khoán Mỹ ngày 21/11 diễn biến trái chiều. Cụ thể, chỉ số Dow Jones đóng cửa ở 24.464,69 điểm, giảm 0,95 điểm dù trong phiên có lúc chỉ số này tăng tới 204 điểm. Cổ phiếu Apple cũng có diễn biến tương tự: có lúc tăng 2,1% nhưng đóng cửa giảm 0,1%.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,3% lên 2.649,93 điểm trong khi chỉ số Nasdaq tăng 0,9% lên 6.927,25 điểm. Các cổ phiếu công nghệ lớn như Facebook, Amazon và Alphabet đều tăng trên 1%.

Xem thêm

Nhật Huyền

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.