|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 21/1: CTG tăng kịch trần, VN-Index bứt phá mốc 910 điểm nhờ nhóm ngân hàng thăng hoa

15:07 | 21/01/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 21/1, đà tăng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành trụ đỡ chính của thị trường trong phiên chiều. Chỉ số VN-Index bật tăng gần 9 điểm, vượt mốc 910.
thi truong chung khoan 211 ctg tang kich tran vn index but pha moc 910 diem nho nhom ngan hang thang hoa Nhận định thị trường chứng khoán tuần 21-25/1: Chịu áp lực giảm điểm, kiểm định vùng hỗ trợ 899-900 điểm
thi truong chung khoan 211 ctg tang kich tran vn index but pha moc 910 diem nho nhom ngan hang thang hoa Xét xử sơ thẩm vụ án tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
thi truong chung khoan 211 ctg tang kich tran vn index but pha moc 910 diem nho nhom ngan hang thang hoa Thị trường chứng khoán 22/1: HNG giá trần, VN-Index lùi về gần mốc 905 trước lực bán tăng mạnh

Kết phiên, VN-Index tăng 8,75 điểm (0,97%) lên 911,05 điểm; HNx-Index tăng 1,78% lên 103,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21% lên 53,37 điểm.

thi truong chung khoan 211 ctg tang kich tran vn index but pha moc 910 diem nho nhom ngan hang thang hoa
Diễn biến thị trường chứng khoán 21/1. Nguồn: Vietstock Finance

Toàn thị trường ghi nhận 321 mã tăng, 275 mã giảm và 142 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 214,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.999 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận hơn 46 triệu đơn vị, tương ứng 1.099 tỉ đồng.

Nổi bật là cổ phiếu EIB được thỏa thuận hơn 23 triệu đơn vị với mức giá 14.000 đồng/cp, tương ứng giá trị giao dịch 329 tỉ đồng, MWG thỏa thuận hơn 2 triệu cổ phiếu trong phiên chiều, tương ứng hơn 160 tỉ đồng.

Các cổ phiếu ngân hàng duy trì sức tăng mạnh mẽ đến hết phiên giao dịch. Dẫn đầu nhóm VN30 là CTG tăng trần với 11,4 triệu đơn vị khớp lệnh, theo sau là MBB, STB, VPB. Cổ phiếu MBB có thời điểm ghi nhận giá trần trong phiên chiều.

Các mã bất động sản cũng hồi phục nhẹ, ngoại trừ một số ít vẫn chìm trong sắc đỏ như DRH, QCG, PDR, HQC. Diễn biến tương tự, nhóm chứng khoán gồm VND, MBS, HCM duy trì sắc xanh cuối phiên.

Nhóm ngành điện, thủy sản và dệt may cũng tích cực vào phiên chiều. Nổi bật là NT2, REE, CMX, MPC, ANV, TCM, TNG.

Tại thị trường chứng khoán châu Á, các nơi đều giao dịch tích cực dù Trung Quốc báo cáo nền kinh tế của họ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 28 năm qua.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 6,6% trong năm 2018, phù hợp với kì vọng của các nhà phân tích, và thấp hơn mức tăng trưởng 6,8% được điều chỉnh trong năm 2017. Tăng trưởng GDP quý IV là 6,4%, cũng phù hợp với kì vọng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tạm dừng 90 ngày áp thuế tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế của Trung Quốc tại Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand lưu ý rằng số GDP của Trung Quốc “không phải là thước đo chính xác” cho sự tăng trưởng kinh tế của nước này.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai composite tăng 0,56% lên 2.610,51 điểm.

thi truong chung khoan 211 ctg tang kich tran vn index but pha moc 910 diem nho nhom ngan hang thang hoa
Thị trường chứng khoán châu Á phiên 21/1. Nguồn: CNBC

Tính đến 14hVN-Index tăng 9 điểm (1%) lên 911,3 điểm; HNX-Index tăng 1,94% lên 103,52 điểm; UPCoM-Index giảm 0,11% xuống 53,2 điểm. Đà tăng tích cực được lan tỏa sang phiên chiều. Các mã ngân hàng bứt phá và dẫn dắt thị trường, nổi bật là CTG tăng trần với thanh khoản gần 11 triệu đơn vị.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dầu khí duy trì đà hồi phục, ngoại trừ OIL, PVO vẫn giảm mạnh, riêng BSR đã mất 9%. Bứt phá ngoạn mục phải kể đến KLF khi từ sắc đỏ, cổ phiếu đã nhanh chóng tăng kịch trần với thanh khoản gần 1 triệu đơn vị.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,93 điểm (0,55%) lên 907,23 điểm; HNX-Index tăng 0,75% lên 102,32 điểm; UPCoM-Index giảm 0,36% xuống 53,07 điểm.

Độ rộng thị trường ghi nhận 211mã tăng, 236 mã giảm và 135 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch toàn thị trường khoảng 118,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 2.056 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 33 triệu đơn vị, tương ứng 574 tỉ đồng. Cổ phiếu EIB được thỏa thuận hơn 23 triệu đơn vị với mức giá 14.000 đồng/cp, tương ứng giá trị giao dịch 329 tỉ đồng

Hai chỉ số chính tiếp tục giằng co trong xu hướng tăng mạnh. Các nhóm ngành vẫn trong tình trạng phân hóa rõ nét. Nhóm dầu khí tiếp tục tăng nhẹ (PVS, PVD, GAS, PLX, PXS). Riêng BSR vẫn giảm mạnh 8,2% sau thông tin xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (viết tắt là Công ty BSR).

Nhóm cổ phiếu điện vẫn phục hồi tích cực vào cuối phiên sáng với PPC, POW, REE, GEX. Các mã ngân hàng, thủy sản cũng tăng mạnh. MBB dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 6,2 triệu đơn vị. Ngoài ra, TCM của nhóm dệt may tăng 6,8% với thanh khoản hơn 1,3 triệu đơn vị. Ở diễn biến ngược lại, cổ phiếu DPG, SKG giảm sàn.

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 2,71 điểm (0,3%) lên 905,01 điểm; HNX-Index tăng 0,47% lên 102,03 điểm; UPCoM-Index giảm 0,37% xuống 53,07 điểm. Thị trường tiếp tục giằng co mạnh, sắc đỏ có xu thể lan dần trong nhóm VN30. Nhóm chứng khoán chỉ còn BSI tăng điểm, trong khi PXS, PLX của dầu khí lấy lại sắc xanh. HPG vẫn trụ vững nhưng các mã còn lại của nhóm thép đều chìm trong sắc đỏ. Hầu hết các mã thủy sản đều giao dịch tích cực như MPC, CMX, ANV, FMC, AAM.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 2,86 điểm (0,32%) lên 905,16 điểm; HNX-Index tăng 0,38% lên 101,94 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18% xuống 53,17 điểm.

Tâm lí hưng phấn đầu phiên lan tỏa trên cả hai sàn. Hầu hết các mã VN30 đều tăng điểm, ngoại trừ ROS, DPM, VNM, MWG.

Trong khi đó, VHM, GAS, BVH và các mã ngân hàng có tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index. Nhóm ngân hàng đồng loạt tăng điểm, dẫn đầu là MBB (3,5%). Một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2018 khả quan như LienVietPostBank, VietBank, TPBank, VPBank, VIB, HDBank.

Các mã dệt may bứt phá với TCM tăng trần sau khi công ty công bố lãi ròng 2018 tăng 35%. Cổ phiếu TNG cũng tăng 5,2%.

Ngược lại, nhóm ngành dầu khí ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý cuối năm như Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Coating, Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc…, ngoại trừ PV GAS vượt mục tiêu đề ra. Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng phân hóa theo kết quả này, PVD, GAS, PVS là số ít mã hiếm hoi tăng điểm.

Bên cạnh đó, Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội và VNDirect cũng công bố KQKD 2018 không đạt kế hoạch. Cổ phiếu nhóm này chỉ ghi nhận BSI và HCM tăng nhẹ.

Các mã bất động sản, xây dựng kém tích cực hơn khi số ít mã tăng điểm gồm CEO, NBB, DXG, TCH, VHM. Nhóm thép ghi nhận HPG, HSG, TLH tăng tích cực, ngược lại, TIS vừa công bố lỗ quý IV khiến cổ phiếu giảm 6,5%.

Cổ phiếu FRT cũng giảm mạnh 4,3% sau khi FPT Retail công bố không hoàn thành kế hoạch lãi sau thuế, nợ vay gấp 2,5 lần đầu năm. Các mã họ FLC đều giảm điểm, riêng AMD mất hơn 3%. Mới đây, Tập đoàn FLC và Ngân hàng Phương Đông dự kiến sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện.

Xem thêm

Nhật Huyền

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.