|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 21/6: Quỹ ETF bán mạnh phiên ATC, VN-Index lùi về sát mốc tham chiếu, HNX đóng cửa trong sắc đỏ

09:45 | 21/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 21/6, tiếp đà hưng phấn từ phiên trước, thị trường diễn biến khởi sắc từ đầu phiên với sự tăng điểm ở tất cả các chỉ số. Cổ phiếu dầu khí bứt phá sau khi giá dầu bật tăng hơn 5%.

Kết phiên, VN-Index tăng 0,02 điểm lên 959,2 điểm; HNX-Index giảm 0,2% lên 104,85 điểm; UPCoM-Index giảm 0,05% xuống 55,12 điểm.

Thị trường tiếp tục phân hóa về cuối phiên, chỉ số VN-Index và VN30 đóng cửa trong sắc xanh trong khi HNX- Index và UPCoM- Index giảm điểm.

Độ rộng thị trường cân bằng với 317 mã tăng, 302 mã giảm và 189 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường bùng nổ, đặc biệt trong phiên ATC do các quỹ ETFs cơ cấu danh mục. Cụ thể, giá trị giao dịch đạt 6.008,2 tỉ đồng, tương ứng khối lượng khớp lệnh 245,4 triệu đơn vị. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên toàn thị trường đạt 40,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 1.507 tỉ đồng.

Phiên ETF kỳ này không gây ra biến động lớn về giá cổ phiếu, trong đó VNM có thay đổi giá lớn nhất khi tăng 1,8%. Đáng chú ý, cổ phiếu POW được mua hơn 35 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,6% xuống 15.400 đồng/cp.

Sự phân hóa diễn ra ở hầu hết các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dầu khí, bất động sản, cao su, thủy sản, chứng khoán.

Trong diễn biến khác, nhóm dệt may ghi nhận phiên giao dịch không mấy tích cực. Các mã GMC, STK, MSH, TCM, TNG chìm trong sắc đỏ, riêng VGT đóng cửa tại giá tham chiếu.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 1,21 điểm (0,13%) lên 960,39 điểm; HNX-Index giảm 0,32% xuống 104,72 điểm; UPCoM-Index giảm 0,2% xuống 55,04 điểm.

Thị trường tiếp tục giao dịch lình xình trong phiên buổi chiều, áp lực bán bắt đầu xuất hiện tại một số nhóm cổ phiếu.

Nhóm ngân hàng chỉ còn 4 mã tăng giá gồm TCB, VIB, CTG và EIB, trong khi NVB, SHB, HDB, BID, ACB chìm trong sắc đỏ.

Tương tự tại nhóm dầu khí, các mã PTL, PLX, BSR, POW, CNG giảm giá, ngược lại PVD, PVB, GAS, PVS, PMG vẫn giữ được sắc xanh.

Trong diễn biến khác, các nhóm cao su, thủy sản, dệt may đang có xu hướng tiêu cực.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,42 điểm (0,15%) lên 960,6 điểm; HNX-Index giảm 0,16% xuống 104,89 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11% lên 55,21 điểm.

Lực mua yếu đi vào cuối phiên sáng khiến thị trường không còn giữ được đà tăng, chỉ số HNX-Index chuyển từ sắc xanh sang sắc đỏ.

Thanh khoản thị trường yếu đi so với phiên giao dịch hôm qua. Tính đến hết phiên sáng, toàn thị trường có 89,8 triệu đợn vị khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch 1.844,7 tỉ đồng.

Các nhóm cổ phiếu giao dịch phân hóa, trong đó sự tích cực được ghi nhận tại nhóm dầu khí và bất động sản. Cụ thể, nhóm dầu khí có PVL, PVD, PVB, PVS, BSR, OIL, GAS, POW tăng giá tốt, trong khi PET, CNG, PVT, PLX, PXS giảm điểm.

Tại nhóm bất động sản, cổ phiếu LIG dẫn đầu tăng 4,1%, theo sau là IJC, DXG, HDG, SDI, NLG, LCG. Ngược lại, các mã FCN, TDH, LHG, CEO, KDH, NBB có diễn biến tiêu cực.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng không còn giữ được sự khởi sắc. Trong đó, các mã VIB, TCB, EIB, TPB, VCB tăng giá trong khi BID, STB, BID, VPB đảo chiều giảm giá.

Diễn biến khác, nhóm cao su diễn biến tiêu cực với duy nhất DPR giao dịch tại tham chiếu, các mã còn lại đều chìm trong sắc đỏ.

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 2,87 điểm (0,3%) lên 953,05 điểm; HNX-Index tăng 0,04% lên 105,1 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13% lên 55,22 điểm.

Sau những phút hưng phấn đầu phiên, thị trường giao dịch cân bằng trở lại.

Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, SAB bật tăng 1,7% trở thành cổ phiếu mạnh nhất, theo sau là TCB, DHG và VNM. Trong chiều hướng ngược lại, các mã ROS, DPM, SBT, VRE, CII chìm trong sắc đỏ.

Nhóm ngân hàng và dầu khí sau những phút hứng khởi đã bắt đầu phân hóa. Cụ thể, nhóm ngân hàng đang có TCB, VIB, BID, CTG, VPB tăng giá trong khi HDB, NVB giảm giá. Đối với nhóm dầu khí, các mã PVL, PVB, PVS, PVD, GAS, BSR giao dịch tích cực, ngược lại PET, PLX, CNG, PXS đang giảm nhẹ.

Diễn biến khác, cổ phiếu hàng không và cao ghi nhận giao dịch kém khởi sắc. Nhóm cao su hiện không có mã nào tăng điểm, đặc biệt GVR, SRC giảm hơn 2%. Tại nhóm hàng không, duy nhất NCS tăng 1,6%, trong khi SAS, VJC, HVN, NCT chìm trong sắc đỏ.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 4,32 điểm (0,45%) lên 963,5 điểm; HNX-Index tăng 0,41% lên 105,49 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13% lên 55,22 điểm.

Tiếp đà tâm lý tích cực từ phiên trước, thị trường diễn biến khởi sắc từ đầu phiên với sự tăng điểm ở tất cả các chỉ số.

Cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực chính giúp các chỉ số tăng điểm, dẫn đầu là TCB tăng 2,2% lên 21.050 đồng/cp. Bên cạnh đó, các mã DHG, PNJ, GAS, GMD tăng giá trong khi ROS, SBT, CII, VRE và VJC tác động tiêu cực lên thị trường.

Bên cạnh đó, các nhóm dầu khí, ngân hàng, bất động sản cũng đóng góp đáng kể vào đà tăng của thị trường. Trong đó, nhóm ngân hàng không có mã nào giảm giá, tăng mạnh nhất là các cổ phiếu TCB, VIB, ACB, BID, VPB, CTG.

Tương tự tại nhóm dầu khí, hầu hết các cổ phiếu đều đang giao dịch trong sắc xanh, ngoại trừ PET, PMG, PTL, CNG, PGS giao dịch tạm tham chiếu. Các mã tăng mạnh gồm PVS và OIL (1,7%), PVD, PVB và BSR (1,6%), PVC (1,4%), GAS và POW 1%).

Ngoài ra, một số nhóm như chứng khoán, cao su, dệt may, thủy sản cũng đang diễn biến tích cực.

Tại thời điểm 7h15 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,3% lên 56,9 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent tăng 0,4% lên 64,9 USD/thùng.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Năm (20/6), giá dầu thô tăng mạnh sau khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ khiến thị trường lo ngại căng thẳng giữa hai quốc gia ngày một leo thang.

Giá dầu Brent tăng 4,5% lên 64,6 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 5,4% lên 56,65 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/6 đồng loạt đi lên, dẫn đầu bằng các cổ phiếu công nghệ và năng lượng, khi các nhà đầu tư hứng khởi với khả năng Fed giảm lãi suất trong tháng sau.

Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng gần 1% lên 2.954,18 điểm - lập đỉnh lịch sử mới. Chỉ số Dow Jones tăng 249,17 điểm và đóng cửa ở 26.753,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,8% lên 8.051,34 điểm.

Sơn Tùng

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.