|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 18/10: VN-Index quay đầu, FLC dư mua trần hơn 14 triệu đơn vị

10:03 | 18/10/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 18/10 tiếp tục diễn biến theo kịch bản của các phiên trước khi khởi sắc trong phiên sáng, tuy nhiên lại quay đầu giảm điểm trong phiên chiều.

Xem thêm: Thị trường chứng khoán ngày 21/10

Kết phiên, VN-Index giảm 0,62 điểm (0,06%) xuống 989,2 điểm; HNX-Index giảm 0,55% xuống 105,48 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 56,46 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với các phiên trước, với khối lượng giao dịch 212,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.020 tỉ đồng.

Động thị trường phân hóa với 322 mã tăng giá, 299 mã giảm giá và 183 mã đóng cửa tại giá tham chiếu. Trong đó, nhóm VN30 có 11 mã giảm giá và 13 mã tăng giá, các cổ phiếu BID, MSN, CTG, HVN, VCB, SAB, MBB, VPB, STB, NVL là nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu về cuối phiên.

Cùng với đó, hầu hết các nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến thị trường đều suy yếu trong phiên chiều như ngân hàng, dầu khí, bất động sản, bán lẻ.

Ngược lại, các cổ phiếu khu công nghiệp ngược dòng bứt phá sau khi các doanh nghiệp nhóm này công bố kết quả kinh doanh quí III tích cực, đặc biệt là họ Sonadezi với SZC tăng kịch trần, SNZ tăng 11,1%, các mã D2D, VRG, MH3, NTC, SIP, TIP cũng tăng trên 2%.

Đáng chú ý, cổ phiếu FLC tiếp tục thu hút dòng tiền và tăng kịch trần lên 4.630 đồng/cp. Khối lượng giao dịch cả phiên đạt 16,7 triệu đơn vị và còn dư mua trần 14,1 triệu đơn vị.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 1,26 (0,13%) xuống 988,56 điểm; HNX-Index giảm 0,68% xuống 105,35 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04% xuống 56,45 điểm.

Áp lực bán gia tăng mạnh hơn trong phiên buổi chiều khiến các chỉ số đều quay đầu giảm điểm, trong đó nhiều mã VN30 giảm đáng kể như ROS, VPB, BID, CTG, MSN, MBB, SBT, PNJ.

Ngược lại, các mã đầu cơ HAX, FTM, FLC, HAI, TSC vẫn duy trì được đà tăng, đáng chú ý cổ phiếu FLC hiện dư hơn 14 triệu đơn vị tại mức giá trần.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,17 điểm (0,12%) lên 990,99 điểm; HNX-Index giảm 0,09% xuống 105,97 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05% lên 56,5 điểm.

Kịch bản các phiên trước lặp lại, thị trường phiên 18/10 mở cửa trong trạng thái tích cực tuy nhiên lại chùng xuống ngay sau đó. Mặc dù các chỉ số tăng điểm, động rộng thị trường vẫn phân hóa với 282 mã tăng giá, 256 mã giảm giá và 162 mã tạm dừng tại tham chiếu.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên sáng đạt 105,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 1.690 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 167 tỉ đồng.

Trong phiên sáng nay, cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là động lực giúp thị trường tăng điểm với các mã VHM, VNM, SAB, PLX, HPG, GAS, VRE, VJC, PNJ. Đà tăng cũng được hỗ trợ bởi các mã ngân hàng VCB, TCB, HDB, STB, MBB và dầu khí POW, OIL, PVS, PVD, PVT.

Các cổ phiếu đầu cơ cũng tiếp tục hút tiền với nhiều mã tăng mạnh như FIT, TSC, FLC, MBG, FTM, PXL, HAI, AMD; đặc biệt cổ phiếu FLC tăng trần phiên thứ 5 liên tiếp với khối lượng hơn 16 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu VIC, CTG, HVN, BID, ROS, VPB, TPB, MSN, SBT diễn biến kém sắc, kìm hãm đà tăng của thị trường.

Tính đến 10h50, VN-Index tăng 1,66 điêm (0,18%) lên 1,79 điểm; HNX-Index giảm 0,17% xuống 105,89 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19% lên 56,58 điểm.

Đà tăng thị trường cho thấy dấu hiệu chững lại sau những phút hưng phấn đầu phiên, thanh khoản theo đó cũng duy trì ở mức thấp. Động lực tăng điểm vẫn đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là SAB với mức tăng 1,5%.

Các cổ phiếu chứng quyền cũng tràn ngập sắc xanh với REE, DPM, VNM, VHM, MWG, STB, NVL, FPT, VRE, MBB, HPG. Trong khi đó, cổ phiếu FLC vẫn hút tiền khi khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 16 triệu đơn vi, hiện giao dịch tại giá trần 4.630 đồng/cp.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 1,62 điểm (0,16%) lên 991,44 điểm; HNX-Index giảm 0,23% xuống 105,83 điểm; UPCoM-Index giao dịch tại tham chiếu.

Hôm qua 17/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một "thỏa thuận mới tuyệt vời" về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit; các thị trường chứng khoán chứng khoán trên thế giới đều phản ảnh tích cực trước thông tin này.

Cùng xu hướng chung, thị trường chứng khoán trong nước diễn biến khởi sắc từ đầu phiên 18/10 khi VN-Index lấy lại mốc 990 điểm. Các cổ phiếu VNM, SAB, VCB, GAS, VHM, NVL, VJC, VRE, PLX, TCB là động lực chính hỗ trợ đà tăng của thị trường.

Nhóm bất động sản CII, HUT, VPH, ASM, SJS, LGL, NBB, NVL, ITC, DPG, LCG, VNE, KDH, PHC, NLG giao dịch sôi động với sự dẫn dắt của cổ phiếu FLC, cổ phiếu này hiện tăng trần phiên thứ 5 liên tiếp và khớp lệnh hơn 8 triệu đơn vị.

Sắc xanh cũng được ghi nhận tại một số mã ngân hàng EIB, NVB, BAB, VCB, MBB, TCB và dầu khí CNG, POW, PVS, PLX, GAS góp phần đáng kể thúc đẩy chỉ số tăng điểm.

Một số mã phát triển khu công nghiệp bùng nổ sau khi công bố kết quả kinh doanh tích cực quí III/2019 như SNZ, TIP, D2D, SZC, NTC, VRG, SIP. Đáng chú ý, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 (D2D) công bố lợi nhuận quí III tăng trưởng gấp 25 lần so với cùng kì.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 17/10 đóng cửa trong sắc xanh sau thông tin Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất một thỏa thuận về Brexit. Kết quả kinh doanh khả quan của nhiều doanh nghiệp như Netflix và Morgan Stanley cũng cải thiện tâm lí nhà đầu tư.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 23,9 điểm (0,1%) lên 27.025,88 điểm. Trong phiên, có lúc chỉ số này tăng tới 110 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite kết phiên tăng lần lượt 0,28% và 0,4%.

Sơn Tùng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.