|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 15/3: Nhóm dầu khí phục hồi tích cực, VN-Index mất mốc 1.005 trong phiên ETFs cơ cấu danh mục

15:04 | 15/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 15/3, lực cung gia tăng khiến hai sàn tiếp tục rung lắc mạnh. Chỉ số VN-Index giảm hơn 4 điểm dưới sự tác động tiêu cực từ VCB, MSN, VRE, VIC..

Kết phiên, VN-Index giảm 4,32 điểm (0,43%) xuống 1.004,12 điểm; HNX-Index tăng 0,39% lên 110,44 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29% lên 57,26 điểm.

Thị trường chứng khoán 15/3: Nhóm dầu khí phục hồi tích cực, VN-Index mất mốc 1.005 trong phiên ETFs cơ cấu danh mục - Ảnh 1.

Diễn biến thị trường chứng khoán 15/3. Nguồn: Vietstock Finance

Toàn thị trường ghi nhận 324 mã tăng, 354 mã giảm và 194 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 329 triệu đơn vị, tương ứng 7.398 tỉ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 43 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.671 tỉ đồng. 

Đáng chú ý, cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang được thỏa thuận hơn 1,8 triệu cổ phiếu với mức giá 117.000 đồng/cp và 108.600 đồng/cp, tương ứng hơn 213 tỉ đồng. Cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan cũng được thỏa thuận hơn 7 triệu cổ phiếu với mức giá 86.000 đồng và 88.600 đồng/cp, tương ứng hơn 602,6 tỉ đồng.

Lực cầu duy trì cuối phiên nhưng VN-Index vẫn không thể lấy lại mốc 1.005 điểm. Tuy nhiên, một số cổ phiếu vẫn tăng kịch trần như HVH, APG, DAH, GTN, JVC. Cổ phiếu HPG có khối lượng khớp lệnh cao nhất sàn HOSE (17 triệu đơn vị). Tương tự trên sàn HNX là SHB (6,5 triệu đơn vị).

Nhóm bất động sản, chứng khoán, thép vẫn chìm trong sắc đỏ, HPG giảm 6,7%. Ngược lại, nhóm dầu khí phục hồi tích cực với PVO tăng trần, GAS, PVD, BSR tăng hơn 1%. 

Thị trường chứng khoán 15/3: Nhóm dầu khí phục hồi tích cực, VN-Index mất mốc 1.005 trong phiên ETFs cơ cấu danh mục - Ảnh 2.

Chứng khoán châu Á phiên 15/3. Nguồn: CNBC

Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch tích cực phiên 15/3 sau quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bảnvà việc Quốc hội Anh nhất trí lùi thời hạn đưa nước này rời Liên minh châu Âu (EU).

Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,77% lên 21.450,85 điểm trong khi chỉ số Topix tăng 0,9% lên 1.602,63 điểm. Kospi của Hàn Quốc cao hơn 0,95% tại 2.176,11 điểm và chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,82%. 

Tại Trung Quốc, Shanghai Composite tăng 1,04% lên 3.021,75 điểm trong khi Shenzen Composite tăng 1,42% lên 1.641,37 điểm. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, rằng Bắc Kinh vẫn ủng hộ nền kinh tế Trung Quốc khi nước này phải đối mặt với áp lực mới về tăng trưởng. 

Tính đến 14h, VN-Index giảm 4,62 điểm (0,46%) xuống 1.003,82 điểm; HNX-Index tăng 0,19% lên 110,22 điểm; UPCoM-Index giảm 0,17 còn 56,99 điểm.

Lực bán tăng mạnh vào đầu phiên chiều nhưng chỉ số đã kịp hồi phục nhanh chóng sau đó. Nhà đầu tư vẫn bán mạnh HPG, VCB và VHM. Cổ phiếu HPG gần chạm sàn với mức giảm 6,6% còn 31.950 đồng/cp, HSG cũng mất 3,2%. Nhóm điện hồi phục nhẹ với PPC, PC1, DQC tăng dưới 1%.Ngoài ra, nhóm hàng không (AST, HVN, SCS, VJC), thủy sản (MPC, HVG, ABT), dệt may (TNG, TCM, VGT) cũng ghi nhận sắc xanh trở lại.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,47 điểm (0,34%) xuống 1.004,97 điểm; HNX-Index tăng 0,42% lên 110,48 điểm; UPCoM-Index giảm 0,05% xuống 57,06 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 265 mã tăng, 298 mã giảm và 188 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 164 triệu đơn vị, tương ứng 3.302 tỉ đồng.

Chỉ số VN-Index vẫn giữ được mốc 1.005 điểm chủ yếu nhờ lực đỡ từ BID, GAS. Trong khi đó, HPG, VHM, VCB, MSN vẫn chịu áp lực bán mạnh cả nhà đầu tư trong nước và khối ngoại.

Cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai tăng 2,4%, lượng giao dịch khớp lệnh dẫn đầu sàn HOSE với hơn 7,5 triệu đơn vị. Theo sát là HPG với 7,3 triệu đơn vị. Hai mã penny là OGC và JVC đều tăng trên 5%. 

Đáng chú ý, cổ phiếu GTN vẫn tăng kịch trần lên 18.250 đồng/cp và thanh khoản dạt hơn 3,5 triệu đơn vị sau khi Vinamilk công bố việc chào mua gần 117 triệu cổ phiếu của GTNFoods. Ngược lại, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 giảm sàn 10 phiên liên tiếp, tạm dừng ở mức giá 118.800 đồng/cp. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch khá thấp với hơn 16.500 đơn vị, chủ yếu do nước ngoài bán ròng.

Nhóm ngân hàng chỉ ghi nhận VCB, VIB, NVB chìm trong sắc đỏ nhưng mức giảm chỉ khoảng 1%. Cổ phiếu SHB và BID đều tăng 2,5%. Trong khi đó, các mã bất động sản giao dịch tiêu cực với mức giảm ở PDR (2,4%), QCG (1,5%), VHM (1,1%)...

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 3,16 điểm (0,31%) xuống 1.005,26 điểm; ngược lại, HNX-Index tăng 0,35% lên 110,4 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02% lên 57,1 điểm.

Thị trường chứng khoán vẫn dao động mạnh nhưng nhờ lực đỡ từ một số cổ phiếu ngân hàng (BID, CTG, TCB) và GAS, PLX, SAB nên VN-Index không giảm quá mạnh. Cổ phiếu HPG, VHM, VIC đang chịu lực bán khá lớn. Nhà đầu tư nước ngoài hiện bán ròng HPG (43 tỉ đồng), VNM (31 tỉ đồng).

Đáng chú ý, cổ phiếu GTN vẫn tăng kịch trần lên 18.250 đồng/cp và thanh khoản dạt hơn 3,5 triệu đơn vị. Mới đây, "đại gia" bò sữa Vinamilk công bố việc chào mua gần 117 triệu cổ phiếu GTN của GTNFoods, sở hữu thương hiệu Sữa Mộc Châu, với giá 13.000 đồng/cp. Theo đó, lô cổ phiếu Vinamilk dự định mua có giá trị lên tới hơn 1.500 tỉ đồng.

Các mã khác như JVC, DLG, OGC cũng tăng từ 5-6% sau phiên giao dịch giá trần hôm qua 15/3. DLG hiễn dẫn đầu thanh khoản HOSE với hơn 7,1 triệu đơn vị.

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 3,54 điểm (0,35%) xuống 1.004,9 điểm; HNX-Index tăng 0,22% lên 110,37 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 xuống 57,06 điểm.

Hôm nay, hai quỹ ETF ngoại cơ cấu lại danh mục khiến sắc đỏ bao trùm đầu phiên trên sàn HOSE. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo việc cơ cấu sẽ tập trung bán ròng ở các mã như VIC, VHM hay VRE, và mua ròng ở các mã như NVL, VCB và BVH.

Chỉ số VN-Index rung lắc mạnh với lực bán gia tăng tại các mã bluechip như VCB, MSN, VRE, VIC, ..Ngược lại,GAS, SAB, PLX, BVH, NVL tích cực tăng điểm.

Nhóm chứng khoán vẫn giảm điểm như phiên hôm trước, ngoại trừ cổ phiếu MBS tăng 0,6%. POM của nhóm thép cũng ngược thị trường với mức tăng 2%. Cùng diễn biến, nhóm cổ phiếu điện cũng chìm trong sắc đỏ, riêng PC1 và DQC tăng trên 1%.

Phố Wall phiên 14/3 cũng kém tích cực khi cổ phiếu của Facebook đã đẩy S&P 500 mất 0,1% xuống 2.809,48 điểm. Chỉ số Nasdaq đóng cửa giảm 0,2% còn 7.630.91 điểm. Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã đạt mức tăng 7,05 điểm, đóng cửa ở mức 25.709,94 điểm.

Facebook mất 1,9% sau khi ứng dụng gặp sự cố toàn cầu, bao gồm Instagram và WhatsApp.

Siết tín dụng, thị trường chứng khoán sẽ ‘gỡ thế bí’ về vốn cho doanh nghiệp địa ốc?Siết tín dụng, thị trường chứng khoán sẽ ‘gỡ thế bí’ về vốn cho doanh nghiệp địa ốc? Chứng khoán Mỹ 14/3: Sự cố Facebook kéo S&P 500 sụt giảmChứng khoán Mỹ 14/3: Sự cố Facebook kéo S&P 500 sụt giảm Thị trường chứng khoán 14/3: YEG giảm sàn 9 phiên liên tiếp, VN-Index trượt mốc 1.010 điểmThị trường chứng khoán 14/3: YEG giảm sàn 9 phiên liên tiếp, VN-Index trượt mốc 1.010 điểm

Nhật Huyền