|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 14/11: VNM đứt chuỗi tăng liên tiếp kéo VN-Index giằng co quanh mốc 880 điểm

10:40 | 14/11/2017
Chia sẻ
Kết phiên ngày 14/11 thị trường chứng khoán chịu áp lực bán ra của VNM khiến VN-Index giằng co trong phiên. Tuy nhiên nhờ bệ đỡ tăng giá của ROS, VCB, GAS... đã giúp thị trường nhích trên mốc tham chiếu đạt gần 881 điểm.
thi truong chung khoan 1411 vnm dut chuoi tang lien tiep keo vn index giang co quanh moc 880 diem
Thị trường chứng khoán 14/11 đón nhận diễn biến khó lường (ảnh minh họa)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/11, VN-Index đạt 880,9 điểm với thanh khoản tăng cao. SAB và đặc biệt là VNM giảm khiến thị trường điều chỉnh vượt trên mốc tham chiếu gần 1,6 điểm. VNM giảm còn 180.000 đồng/cp, SAB giảm xuống còn 274.200 đồng/cp.

Dù vậy việc top vốn hoá lớn như VCB, ROS, GAS hay VRE tăng mạnh giúp thị trường vẫn xanh vào cuối phiên. Tiếp đến là lực đỡ của nhóm ngành thép và ngân hàng. Trong đó, nhóm cổ phiếu thép HPG, HSG, NKG, VIS đồng loạt tăng điểm, đáng chú ý HSG được khối ngoại gom mạnh trong phiên. Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực với BID, CTG, VCB, MBB tăng điểm.

Sau tin bổ sung HBC, VCI và PDR vào rổ MSCI Vietnam Index, cổ phiếu VCI bật tăng trần lên 69.500 đồng/cp, HBC tăng 500 đồng lên 51.100 đồng/cp còn PDR tăng 950 đồng lên 33.550 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đột biến gần 2,5 triệu đơn vị.

VN-Index giằng co trong phiên sáng

Kết thúc phiên sáng ngày 14/11, VN-Index đạt 883,81 điểm với thanh khoản toàn thị trường hơn 132 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 5.900 tỷ đồng. Trong đó áp lực chốt lời mạnh từ VNM khiến thị trường điều chỉnh giảm vào đầu phiên tuy vậy nhóm VN30 đã là trụ đỡ chính giúp VN-Index tăng trở lại khi đồng loạt ROS, VCB, GAS, VIC... tăng điểm.

Trong phiên có lúc chỉ số VN-Index giật mạnh xuống 875 điểm do áp lực bán từ trụ cột chính VNM.

Kết phiên sáng VNM giảm xuống còn 180.200 đồng/cp sau nhiều ngày tăng giá liên tục, khối ngoại giao dịch thỏa thuận mạnh với việc mua-bán hơn 6,8 triệu cổ phiếu.

VRE vẫn duy trì là cơn sốt cho giới đầu tư trong suốt mấy ngày qua tuy nhiên không duy trì được giá trần nhưng vẫn tăng lên 48.700 đồng/cp, giao dịch thỏa thuận tăng mạnh so với ngày hôm trước lên hơn 6,8 triệu đơn vị.

"Họ" FLC sau cơn khủng hoảng phiên giao dịch hôm trước đến phiên sáng nay đã có một số thay đổi nhẹ. Lần lượt FLC, KLF tăng trở lại trong khi AMD, HAI giảm. Bên cạnh đó, ROS tiếp tục ghi nhận phiên thứ ba có gia xanh sau đợt giảm mạnh vào cuối tuần trước.

Nhóm khoảng sản bao gồm KSK, KSH, KSA diễn biến rất xấu. Trong khi KSK và KSA có giá sàn thì khả quan đôi chút KSH đã có giá đỏ sau phiên giảm sàn ngày hôm qua.

Một số mã bluechip đáng chú ý khác như MWG, CTD, FPT, BVH, DHG, NT2 ghi nhận giá xanh góp phần làm bệ đỡ cho thị trường tăng trở lại. AAA sau phiên bất ngờ giảm sàn ngày hôm qua đã tăng trở lại lên 29.000 đồng/cp với thanh khoản duy trì ở mức cao.

PNJ tiếp tục vượt lên đỉnh mới 120.000 đồng/cp sau phiên ngày 13/11 tăng kịch trần lên 118.600 đồng/cp, mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết.

Với kì vọng thoái vốn từ SCIC, cổ phiếu BMP tăng lên 89.000 đồng/cp ở đầu phiên tuy nhiên kết phiên sáng đã giảm dưới mốc tham chiếu về 87.900 đồng/cp. Ngày mai (15/11) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15% và ngày 30/11 sẽ tiến hành chi trả.

DMC tiếp tục phiên thứ hai tăng trần lên 120.000 đồng/cp tuy nhiên khối lượng khớp lệnh chưa đến 3.000 đơn vị. Hiện DMC đã nới room lên 100% và cổ đông lớn CFR International SPA (công ty thành viên của Abbott) đã nắm giữ trên 51% cổ phần.

Sơn Tùng

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.