|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 11/6: Dệt may và Khu công nghiệp hút tiền, thị trường yếu dần cuối phiên, VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ

09:43 | 11/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 11/6, không khí giao dịch ảm đạm xuất hiện từ đầu phiên với sự phân hóa tại hầu hết các nhóm cổ phiếu. Nhóm bất động sản khu công nghiệp tiếp tục duy trì sự tích cực.

Kết phiên, VN-Index giảm 0,83 điểm (0,09%) còn 962,07 điểm; HNX-Index giảm 0,04% xuống 103,95 điểm; UPCoM-Index tăng 0,55% lên 55,13 điểm.

Thị trường chứng khoán 11/6: Dệt may và Khu công nghiệp hút tiền, thị trường yếu dần cuối phiên, VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ - Ảnh 1.

Diễn biến thị trường chứng khoán 11/6. Nguồn: Vietstock Finance

Áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến các chỉ số quay đầu đi xuống, thanh khoản sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó. 

Độ rộng thị trường phân hóa với 284 mã tăng, 289 mã giảm và 160 mã đứng giá ở tham chiếu. Theo đó, toàn thị trường ghi nhận 174,7 triệu đơn vị được khớp, tương ứng giá trị giao dịch đạt 3.690 tỉ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận đạt giá trị hơn 1104,2 tỉ đồng, riêng trên HOSE giá trị thỏa thuận đạt 978,5 tỉ đồng.

Dòng tiền chuyển hướng vào nhóm cổ phiếu dự kiến được phát hành chứng quyền. Trong đó, MWG là cổ phiếu tăng tốt nhất với mức tăng 1,1% lên 89.600 đồng/cp, theo sau là MBB (0,5%), HPG (0,4%), FPT (0,2%) và PNJ (0,1%). Ngược lại, một cổ phiếu bluechips giảm mạnh tạo áp lực lên thị trường như SBT (-5,9%), DPM (-2,2%) và SAB (-2,1%).

Nhóm dệt may và khu công nghiệp tiếp tục diễn biến khởi sắc do kỳ vọng được hưởng lợi từ chiến tranh thương mạnh. Tại nhóm dệt may, các cổ phiếu VGT, GMC, STK, MSH tăng giá trong khi TCM, TNG đảo chiều đi xuống.

Đối với nhóm khu công nghiệp, SZN tăng 12,1% lên 25.000 đồng/cp, theo sau là VRG (3,1%), NTC (0,8%) và KBC (0,7%). Đặc biệt, cổ phiếu SIP có phiên thứ 4 liên tiếp không xuất hiện giao dịch.

Tính đến 14h10, VN-Index tăng 0,67 điểm (0,07%) lên 963,57 điểm; HNX-Index giảm 0,02% xuống 103,97 điểm; UPCoM-Index tăng 0,4% lên 55,05 điểm.

Thị trường tiếp tục giao dịch ảm đạm trong nửa đầu thời gian giao dịch buổi chiều.

Các cổ phiếu được phát hành chứng quyền đều ghi nhận sự tích cực. Cụ thể, MWG tăng 1,6%, HPG tăng 1,1%, MBB tăng 0,7%, PNJ tăng 0,5% và FPT tăng 0,4%.

Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng vẫn giữ được đà tăng khá tốt. Trong đó, EIB vượt lên trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm với mức tăng 1,1%, tiếp đó là VCB (1%) và BID (0,6%). Ngược lại, NVB giảm 3,6% xuống còn 8.000 đông/cp, VIB giảm 1,8% và LPB giảm 1,3%.

Trong nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, SIP tiếp tục có phiên giao dịch thứ 4 không khớp lệnh trong khi D2D đảo chiều giảm 4%.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 0,59 điểm (0,06%) lên 963,49 điểm; HNX-Index giảm 0,15% xuống 103,83 điểm; UPCoM-Index tăng 0,49% lên 55,1 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục vào cuối phiên sáng giúp chỉ số tăng điểm trở lại, dẫn đầu nhóm ngân hàng là VCB tăng 0,9% lên 67.300 đồng/cp. Bên cạnh VCB, các cổ phiếu ngân hàng khác như BID, CTG, MBB, TCB và EIB diễn biến tích cực, trong khi STB, LPB, VIB và NVB vẫn chìm trong sắc đỏ.

Toàn thị trường ghi nhận 250 mã tăng, 257 mã giảm và 134 mã tạm dừng ở giá tham chiếu. Các cổ phiếu bluechips VRE, BID, PLX hỗ trợ thị trường tăng điểm, ngược lại SAB, VHM, VNM và MSN gây áp lực lên chỉ sổ.

Cổ phiếu dầu khí cũng ghi nhận sự tích cực trở lại, hiện có 7 mã chuyển sang sắc xanh, trong đó đáng chú ý là CNG tăng 4,6% lên 23.700 đồng/cp.

Nhóm thủy sản có sự phân hóa, các cổ phiếu ANV, ACL, VHC, CMX, AAM tăng giá, riêng cổ phiếu MPC giảm 1,4% xuống 35.500 đồng/cp.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp là điểm sáng khi tiếp tục duy trì sự tích cực. Cổ phiếu SNZ tăng 7,6% lên 24.000 đồng/cp, theo sau là VRG (3,8%), NTC (2,2%) và SZC (1,7%). Ngược lại, cổ phiếu SZL giảm 0.1%.

Tính đến 10h45, VN-Index giảm 1,49 điểm (0,15%) còn 961,41 điểm; HNX-Index giảm 0,05% xuống 103,94 điểm; UPCoM-Index tăng 0,31% lên 55 điểm.

Áp lực bán tăng lên khiến thị trường quay đầu giảm điểm, trong đó VHM, SAB, GAS, VNM và MSN là những tác nhân chính gây áp lực lên các chỉ số. Ở chiều ngược lại, BHN, TCB, MWG và VRE góp phần thu hẹp đà giảm của thị trường.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng và dầu khí giảm giá cũng là nguyên nhân gây tác động tiêu cực lên thị trường. Nhóm ngân hàng hiện chỉ có TCB, EIB tăng điểm, trong khi nhóm dầu khí có PMG giữ được sắc xanh.

Nhóm thủy sản có sự phân hóa, các cổ phiếu CMX, AAM tăng giá với thanh khoản thấp trong khi VHC, ACL giảm giá. Đáng chú ý, cổ phiếu MPC giảm 2% xuống 35.200 đồng/cp.

Tính đến 9h35, VN-Index tăng 0,62 điểm (0,06%) lên 963,52 điểm; HNX-Index giảm 0,13% xuống 103,85 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07% lên 54,87 điểm.

Thị trường diễn biến ảm đạm ngay những phút giao dịch đầu tiên. Các cổ phiếu vốn hóa lớn VCB, VIC, TCB là động lực chính giúp thị trường tăng điểm trong khi SAB, ROS, HVN kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Hầu hết các nhóm cổ phiếu đều giao dịch lình xình. Trong đó, cổ phiếu dầu khí điều chỉnh do tác động từ việc giá dầu thô giảm, hiện có PXL, PVT, PVB, PMG giữ được sắc xanh.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp là điểm sáng khi tiếp tục duy trì sự tích cực. Cổ phiếu SNZ tăng trần lên 25.600 đồng/cp, theo sau là D2D (2,2%), NTC (1,6%) và KBC (0,7%).

Tiếp nối đà tăng từ tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc xanh phiên đầu tuần 10/6 sau khi Mỹ và Mexico đạt được một thỏa thuận về thương mại, xoa dịu phần nào lo lắng của nhà đầu tư.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,3% lên 26.062,68 điểm. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của chỉ số này. S&P 500 tăng gần 0,5% lên 2.886,73 điểm và giờ đây còn cách đỉnh lịch sử trong ngày 1/5 khoảng 2%. Nasdaq Composite tăng 1,1% lên 7.823,17 điểm, dẫn đầu là cổ phiếu Amazon.

Sơn Tùng

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.