|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (11/2): Họ Vingroup bị bán mạnh, VN-Index ngắt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp

15:00 | 11/02/2022
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên chiều diễn biến khá tiêu cực với áp lực điều chỉnh từ nhóm bất động sản, có thời điểm VN-Index đánh mất mốc 1.500 điểm. Trong đó, trụ VIC lại rơi về vùng đáy 1 năm quanh ngưỡng 81.600 đồng/cp.

Đóng cửa, VN-Index giảm 5,85 điểm (0,29%) còn 1.500,94 điểm, HNX-Index giảm 1,5 điểm (0,35%) còn 426,73 điểm, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (0,09%) còn 112,54 điểm.

Thị trường chứng khoán (11/2): Họ Vingroup bị bán mạnh, VN-Index ngắt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 11/2. (Nguồn: VNDirect).

Đà tăng của VN-Index đã bị hụt hơi trong phiên cuối tuần với áp lực điều chỉnh đến từ nhiều nhóm ngành. Mặc dù nhóm bluechips đã được giải cứu về cuối phiên chiều nhưng chỉ số chính sàn HOSE vẫn mất hơn 5 điểm, qua đó ngắt chuỗi tăng 5 phiên tiên tiếp.

Theo quan sát, cổ phiếu bất động sản vẫn là tác nhân chính khiến thị trường đổ dốc. Cả ba mã họ Vingroup đều bị bán mạnh trong phiên hôm nay, riêng nhóm này đã lấy đi 3,5 điểm của VN-Index.

Trong đó, VIC vẫn là tâm điểm bán ròng của khối ngoại với giá trị rút ròng gần 270 tỷ đồng. Thị giá mã này đã lui về vùng đáy 1 năm, đóng cửa phiên hôm nay giảm 2,7% còn 81.700 đồng/cp. Mới đây trên thị trường xuất hiện thông tin liên quan đến việc cắt cargin đối với cổ phiếu VIC làm dấy lên lo ngại về vấn đề bán tháo.

Cổ phiếu ngân hàng hôm nay đóng vai trò giữ nhịp thị trường, dòng thép thể hiện lực cầu đỡ giá tốt dù hôm nay là phiên hàng T+3 về tài khoản. Khởi sắc hơn, nhóm bất động sản khu công nghiệp giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng như LHG (+2,7%0, PHR (+2,4%), IDC (+2,4%), SZC (+2,3%), D2D (+1,9%), KBC (+1,8%), SZL (+1,8%),...

Thanh khoản duy trì ở mức trung bình với 25.230 tỷ đồng, tương đương 809 triệu cổ phiếu được mua/bán. Tính riêng trên HOSE thì giá trị giao dịch đạt gần 21.620 tỷ đồng, giảm chưa đến 2% so với phiên trước.

Tính đến 13h45, VN-Index giảm 4,07 điểm (0,27%) còn 1.502,72 điểm, VN30-Index giảm 4,42 điểm (0,29%) xuống 1.544,53 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên chiều diễn biến khá tiêu cực với áp lực điều chỉnh từ nhóm bất động sản, có thời điểm VN-Index đánh mất mốc 1.500 điểm. Trong đó, trụ VIC lại rơi về vùng đáy 1 năm quanh ngưỡng 81.600 đồng/cp.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,12 điểm (0,21%) còn 1.503,67 điểm, HNX-Index tăng 0,07 điểm (0,02%) lên 428,31 điểm, UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (0,23%) còn 112,38 điểm.

Thị trường chứng khoán (11/2): Nhóm ngân hàng không đủ sức níu lấy sắc xanh, cổ phiếu chứng khoán hạ nhiệt, VN-Index quay đầu giảm hơn 3 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 11/2. (Nguồn: VNDirect).

VN-Index đảo chiều giảm điểm do áp lực bán dâng cao ở nhiều nhóm ngành. Mặc dù rất nỗ lực, đà tăng của nhóm ngân hàng không đủ để níu lại sắc xanh cho thị trường.

Tại nhóm cổ phiếu vua, LPB dẫn đầu chiều tăng với 3,2%, theo sau là TPB (+2,9%), EIB (+1,4%), ACB (+1,1%), NAB (+1%),... Ở chiều ngược lại, VCB, TCB, BAB, BID, HDB, KLB, SSB kết phiên sáng giảm 0,1 - 1%.

Tương tự, nhóm phân đạm cũng duy trì được nhịp tăng đến cuối phiên sáng với LAS (+7,6%), DPM (+3,1%), DCM, (+2,9%), BFC (+1,5%),.... Trong khi đó, cổ phiếu chứng khoán sau khi bứt phá đầu phiên sáng đã hạ nhiệt đáng kể.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức trung bình với tổng giá trị giao dịch đạt trên 15.326 tỷ đồng, tương đương 476 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 13.111 tỷ đồng, tăng 8% so với phiên trước.

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 1,24 điểm (0,08%) lên 1.508,03 điểm, VN30-Index giảm 0,69 điểm (0,04%) còn 1.548,26 điểm.

VN-Index phiên sáng vận động tương đối cân bằng. Dòng ngân hàng sau thời gian tích lũy đã trở lại dẫn dắt thị trường lấy lại sắc xanh. Tuy nhiên, đà tăng vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của VIC. Riêng mã này đã lấy đi hơn 2 điểm của VN-Index.

Nhiều cổ phiếu nhóm midcap trong nhịp điệu thị trường đi ngang tiếp tục có giao dịch khởi sắc như bất động sản, khu công nghiệp, phân đạm,...

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 2,49 điểm (0,17%) còn 1.504,3 điểm, HNX-Index giảm 0,25 điểm (0,06%) còn 427,99 điểm, UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (0,1%) xuống 112,53 điểm.

Thị trường chứng khoán mở cửa với áp lực bán xuất hiện ngay đầu phiên, trong đó nhóm bất động sản là nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh. Họ Vingroup tiếp tục là lực cản chính của thị trường với hai gánh nặng là VIC và VHM.

Cổ phiếu thép cũng giao dịch kém sắc với hầu hết các mã giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu, điển hình như TVN (-3,9%), POM (-2%), HPG (-,6%) hay HSG (-0,4%).

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu của các công ty chứng khoán đang gánh còng lưng với sắc xanh lan tỏa. Trong đó, các mã tăng mạnh có TVS (+3,1%), APS (+5,1%), APG (5%), VIG (+3,8%),...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 10/2 giảm sâu sau khi lạm phát tháng 1 cao hơn nhiều so với dự đoán. Lợi suất trái phiếu Kho bạc vượt ngưỡng quan trọng khi nhà đầu tư lo Fed sẽ mạnh tay nâng lãi suất.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite sụt 2,1%, trong khi S&P 500 giảm 1,8% xuống gần ngưỡng 4.500 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 526 điểm, tương đương 1,47%, và đóng cửa ở gần 35.242 điểm.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.