Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chiếm chưa đến 10% (gần 42 tỷ) trên doanh thu hơn 430 tỷ đồng nửa đầu năm nay.
Lãi thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Generali đã giảm gần 50% do doanh thu đi xuống và chi phí dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc tăng lên. Ngoài ra, chi phí bán hàng cao hơn cùng kỳ cũng góp phần kéo lợi nhuận công ty đi xuống.
Số liệu từ báo cáo tài chính quý II của Bảo hiểm Agribank cho thấy mức chi phí bình quân cho nhân viên công ty đã tăng gần 26% so với cùng kỳ lên 39 triệu đồng mỗi tháng.
Sau 6 tháng đầu năm, Bảo hiểm BIDV ghi nhận lợi nhuận hợp nhất gần 370 tỷ, tăng trưởng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 60% kế hoạch năm.
Bảo hiểm PVI ghi nhận lợi nhuận nửa đầu năm đạt 502 tỷ đồng, thực hiện 149,9% kế hoạch 6 tháng, tăng trưởng 42,6%. PVI Insurance hiện đang dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay đang là một trong các nội dung được người dân đặc biệt quan tâm.
Thị trường bảo hiểm nửa đầu năm 2024 cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa hai mảng kinh doanh lớn. Trong khi doanh số bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng trên 10% thì bảo hiểm nhân thọ lại giảm hơn 10%.
Bà Tatiana Pecastaing Pierre đã có đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT tại PVI theo nguyện vọng cá nhân. Ngoài ra, PVI cũng có quyết định miễn nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Hòa. Những quyết định này dự kiến được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức vào tháng 8 tới đây.
PVI dự kiến sẽ thảo luận vấn đề nhân sự tại ĐHĐCĐ bất thường, được tổ chức vào ngày 16/8. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham gia đại hội là 17/7.